Su-30MK2 với tên lửa R-27 và "Khibiny" — vũ khí đáng gờm của Không quân Việt Nam

Gần đây trên trang web tờ báo điện tử Thời Đại công bố một bài báo thu hút sự chú ý của độc giả đến vũ khí mà Su-30MK2 (thuộc Trung đoàn 935 - Sư đoàn 370 - Quân chủng Phòng không-Không quân) mang theo.
Sputnik

Máy bay trang bị tên lửa "không đối không" tầm trung R-27 được phát triển từ thời Liên Xô. Hiện nay những tên lửa này do cả Nga và Ukraina sản xuất, được sử dụng rộng rãi trên các máy bay thế hệ  "4+". Và cũng được xuất khẩu số lượng lớn.

Su-30MK2 Việt Nam đeo tên lửa R-27 và pod tác chiến điện tử trực chiến
R-27 (hoặc AA-10 Alamo theo mã NATO) — vũ khí tiêu chuẩn của các phiên bản máy bay chiến đấu Flanker (theo tên mã của NATO). Đó là — Su-27, Su-30,  máy bay hạm tàu Su-33 và Su-35 mới nhất. Sputnik đã yêu cầu chuyên gia Nga về hàng không, phó tiến sĩ Quân sự,  Đại Tá Makar Aksenenko cho biết ý kiến.

"Máy bay thương hiệu "Sukhoi" tất cả các phiên bản tương đối hiện đại trở lên (cũng như các máy bay MiG: MiG-29, MiG-35) đều có khả năng trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau, — Đại tá Aksenenko nói — Tất cả phụ thuộc vào nhiệm vụ quân sự được đặt ra trước từng phi vụ. Theo tôi,  tên lửa R-27 — loại vũ khí đa năng tầm trung, có rất nhiều biến thể, với hiệu suất chiến thuật và kỹ thuật khác nhau, "được mài nhọn" dùng cho các nhiệm vụ cụ thể, phụ thuộc vào đặc tính của mục tiêu. Thực tế sử dụng của cả Nga và nước ngoài cho thấy R-27 là vũ khí tuyệt vời. Nó nằm trong trang bị của một loạt quốc gia mua thiết bị quân sự của Nga: Ấn Độ, Trung Quốc, Algeria, Việt Nam. Tên lửa "hạng trung" này thực hiện tốt các nhiệm vụ trên không ở tầm gần và trung bình (đánh chặn), "làm việc" tốt trong điều kiện đối phương sử dụng chế áp điện tử. Là loại vũ khí "dùng cho mọi việc", R-27 có thể được sử dụng "bám chặn" nhiều loại mục tiêu, rất thuận tiện khi bất ngờ gặp địch thủ. Tên lửa rất tốt khi chặn đánh các đối tượng tầm thấp, bay không nhanh (tên lửa hành trình, UAV). Khả năng của R-27 đã được chứng tỏ trong thực tế chiến đấu và trực chiến. Tôi tin rằng sự lựa chọn của Không quân Việt Nam khá hợp lý", — Makar Aksenenko nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Bất ngờ kỹ thuật hàng không quân sự đáng nể của Việt Nam
Ngoài vũ khí tấn công trên máy bay Su-30MK2 của Việt Nam, bài báo trên tờ Thời Đại còn chú ý đến thiết bị "phòng thủ chủ động"  — hệ thống tác chiến điện tử hay "trạm phát nhiễu chủ động". Có lẽ chiếc máy bay của Trung đoàn 935 mang theo trạm "Gardenia", bảo vệ "Su" một cách đáng tin cậy trước các cuộc tấn công bằng tên lửa. Tuy nhiên, tác giả bài báo cũng cho biết "Hiện tại Nga đã có một số chỉ dấu cho thấy họ sẵn sàng bán cho đối tác thế hệ sau của trạm gây nhiễu L-203 Gardenia, đó chính là L-265 Khibiny tích hợp cho tiêm kích thế hệ 4+ như Su-30SM hay Su-35S.)

"Khibiny" sẽ cải thiện đến đâu khả năng sống còn của máy bay trong tác chiến so với phiên bản trước? Makar Aksenenko giải thích:

"Khibiny" — hệ thống tác chiến điện tử thế hệ kế tiếp. Vì những lý do hiển nhiên, tôi không thể bình luận về các đặc điểm chiến thuật — kỹ thuật của nó. Tuy nhiên, nếu tính đến kinh nghiệm sử dụng trong thực tế của máy bay Nga, biết nó làm việc thế nào, có thể khẳng định  "Khibiny" sẽ làm Su-30MK2 trở thành tổ hợp chiến đấu trên không kiểu mới.

Su-30 Việt Nam trang bị tên lửa của máy bay tàng hình
Trên thực tế lĩnh vực hàng có thể phát triển dựa trên sự chi tiêu đắt đỏ, giống như Hoa Kỳ. Họ chế tạo ra những cỗ máy mới với một số đặc tính rất cao, ví dụ như với lớp phủ phản xạ sóng vô tuyến. Nhưng kinh nghiệm cho thấy: kết quả không phải lúc nào cũng là cái mà họ mong đợi. Siêu máy bay tiêm kích của Mỹ hoàn toàn hiện rõ trên màn radar thế hệ cũ, được sản xuất tại Liên Xô trong những năm 1960 —1970. Và bị các tên lửa không phải là hiện đại nhất bắn hạ…

Ý tưởng của các kỹ sư Nga ít tốn kém hơn khi tạo ra hệ thống tác chiến điện tử trên không có thể làm cho chiếc "bắp ngô" An-2 cũ kỹ trở nên "vô hình"! Phương tiện chiến tranh điện tử hiện đại có khả năng làm chiếc máy bay trở thành "lỗ đen", không một phương tiện nào có thể  phát hiện, nếu không tiếp cận ở khoảng cách tầm bắn của một khẩu súng lục.

Tổ hợp "Khibiny" tất nhiên sẽ không làm cho Su-30MK2 hoàn toàn bất khả xâm phạm, nhưng sẽ làm nó đồng hạng với các thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo, nói "không" trước những lợi thế chiến thuật của máy bay mới. Và kết quả của trận chiến trên không sẽ được quyết định bởi tính chuyên nghiệp, kỹ năng, sự can đảm của các phi công. Và, tất nhiên, tình yêu của họ đối với quê hương. Và tôi chắc chắn rằng các phi công Việt nam sở hữu những phẩm chất này ở tầm cao", đại tá Makar Aksenenko kết luận.

Thảo luận