Ấn Độ có ý định kết bạn và chống lại ai?

Cứ hai năm một lần, Hải quân Ấn Độ tiến hành cuộc tập trận "Milan" ngoài khơi quần đảo Nicobar và Andaman thuộc Ấn Độ. Lần tổ chức đầu tiên, vào năm 1995, đã có tàu chiến của năm quốc gia tham gia. Trong cuộc tập trận hải quân năm nay được tổ chức từ ngày 6 đến 13 tháng Ba, ít nhất mười bảy nước sẽ tham dự.
Sputnik

Đặc biệt, ngoại trừ chính Ấn Độ, còn có Úc, New Zealand, Bangladesh và Sri Lanka. Trong số 9 nước ASEAN có lối ra biển, 7 nước sẽ tham gia  diễn tập: Việt Nam, Indonesia, Campuchia, Malaysia, Myanmar, Singapore và Thái Lan.

Cuộc tập trận "Milan" là một yếu tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của Delhi, tại Ấn Độ được gọi là "Hướng Đông" — "Nhìn về phía Đông" — Dmitry Mosyakov, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương thuộc Viện nghiên cứu phương Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết trong  cuộc phỏng vấn  với Sputnik.  Bản chất của đợt diễn tập này là nâng cao vị thế, uy tín, vai trò và ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực Ấn Độ — Thái Bình Dương.

Việt Nam sẽ tham gia các cuộc tập trận hải quân quốc tế quy mô lớn

Theo thông báo của đại diện chính thức Hải quân Ấn Độ, mục tiêu chính của cuộc thao diễn là nhằm phát triển sự hợp tác giữa các quốc gia tham gia chống lại các hoạt động bất hợp pháp trên các vùng trọng điểm Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, theo ý kiến của Giáo sư Mosyakov, ngoài vấn đề cốt lõi này, cuộc diễn tập sắp tới có một mục tiêu khác, đặc biệt hướng tới khu vực Đông Nam Á: tìm kiếm bạn bè và các đối tác trong bối cảnh hải quân Trung Quốc phát triển hoạt động.

Diễn tập "Milan", — như chuyên gia Nga đánh giá — được tổ chức để chứng minh các sự kiện trong khu vực Đông Nam Á có sự tham gia tích cực không chỉ của Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản, mà còn cả Ấn Độ. Và Ấn Độ đang định vị chính mình như là một lực lượng chống lại Trung Quốc. Một quan điểm như vậy của Delhi là sự hấp dẫn đối với một số quốc gia Đông Nam Á, bao gồm cả những nước đang tìm cách làm sống lại mối quan hệ lịch sử của họ với Ấn Độ.

Thảo luận