Đòn đánh của AT-3 Việt Nam khi phóng từ xe chiến đấu

Dù không phải là dòng tên lửa chống tăng mới nhưng AT-3 của Việt Nam vẫn đủ sức diệt mục tiêu xa hơn 3km nhờ được tích hợp lên xe BMP-1.
Sputnik

Được biết, sự kết hợp giữa tên lửa chống tăng 9M14 Malyutka hay được gọi là 9K11 (NATO định danh là AT-3 Sagger) với xe chiến đấu BMP-1 đã tạo nên cặp đôi tấn công bộ binh cực mạnh trên nền tảng vũ khí cũ.

Việt Nam sẽ nâng cấp BMP-1 thành xe tăng hạng nhẹ thay thế cho PT-76?

Trong thời gian từ 1962 — 1970, số tên lửa được Liên Xô sản xuất và đưa vào sử dụng đã đạt đến đỉnh cao là 25.000 quả mỗi năm. Nhiều phiên bản sao chép AT-3 Sagger đã được chế tạo với tên gọi khác nhau ở một số nước.

Được sản xuất dựa trên những kinh nghiệm rút ra từ AT-1/2 nên Malyutka có nhiều ưu điểm như kích thước nhỏ gọn hơn nhưng sức xuyên vẫn được đảm bảo. Theo biên chế của Liên Xô, mỗi trung đội AT-3 Sagger có 2 tổ, mỗi tổ có 2 khẩu đội.

Trong mỗi khẩu đội, ngoài xạ thủ chính điều khiển tên lửa còn có 1 xạ thủ phụ sử dụng súng chống tăng RPG-7 để khống chế khoảng cách 500m mà tên lửa không phát huy được tác dụng. Tuy nhiên khi vào Việt Nam năm 1972, kiểu biên chế này bị bãi bỏ mà không hề làm giảm sức chiến đấu của AT-3 Sagger.

Tên lửa AT-3 Sagger có thể mang vác hoặc lắp đặt trên các loại xe chiến đấu bộ binh như BMP-1, BRDM-1/2… Khi mang vác, tên lửa được đặt trong một va li mà lúc chiến đấu chính là bệ phóng 9P111. Xạ thủ sẽ sử dụng bộ điều khiển 9S415 để lái tên lửa đến mục tiêu bằng cách truyền tín hiệu qua dây dẫn.

Nếu Việt Nam sở hữu hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga
Tên lửa có tầm bắn 0,5 — 3,0 km. Dù ra đời từ thời Liển Xô nhưng sức xuyên phá của AT-3 Sagger vẫn rất ấn tượng khi tên lửa này có thể dễ dàng xuyên thủng giáp đồng nhất dày tới 400mm.

Sự xuất hiện tên lửa chống tăng AT-3 Sagger đã làm quân đội VNCH choáng váng. Đặc biệt, AT-3 Sagger đã làm cho hàng loạt cỗ xe tăng bất khả xâm phạm thời đó là M48A3 phải tan xác trên chiến trường.

Mặc dù Nga đã thay thế AT-3 Sagger bằng các loại tên lửa chống tăng hiện đại hơn nhưng trong quân đội nhiều nước và tại Việt Nam, tên lửa này vẫn tiếp tục được nâng cấp và trở thành vũ khí chống tăng chủ lực, đặc biệt khi chúng được tích hợp lên xe chiến đấu BMP-1.

Như vậy, cùng với đòn đánh từ tên lửa AT-3, xe BMP-1 còn sở hữu vũ khí đáng sợ khác là pháo nòng trơn 2A28 Grom cỡ 73mm, bắn các đạn giống như súng chống tăng không giật SPG-9 Kopye. Với bộ binh đi bộ (mang vác), SPG-9, hay các loại súng chống tăng không giật (DKZ) nói chung là hỏa lực cấp tiểu đoàn và trung đoàn bộ binh.

Nhưng với bộ binh cơ giới, mỗi tiểu đội đều có một xe BMP-1 mang pháo 2A28. Có thể nói, uy lực và sức chiến đấu của bộ binh cơ giới trên xe BMP-1 là rất cao.

Nguồn: Báo Đất Việt

Thảo luận