Cần làm gì để Đông Nam Á không biến thành một Trung Đông mới

Trên bản đồ chính trị thế giới đã xuất hiện cụm từ mới, thay cho cách gọi châu Á-Thái Bình Dương, người ta nói Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để chỉ khu vực này.
Sputnik

Mặc dù cụm từ mới đã được đề xuất cách đây vài năm, nó đã trở thành nổi tiếng sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Trump lặp đi lặp lại tên gọi này tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng. Tuyên bố chung theo kết quả chuyến viếng thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước Việt Nam cũng dùng cụm từ này. Chủ tịch Trần Đại Quang và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng một vùng Indo-Pacific hòa bình và thịnh vượng, một khu vực tôn trọng chủ quyền và luật pháp quốc tế, tự do hàng hải và hàng không, phát triển bền vững, có hệ thống thương mại và đầu tư tự do, công bằng và cởi mở.

Mỹ và Trung Quốc đang "đấu đá" để tranh giành miếng bánh vũ khí ở Đông Nam Á?
Nhà khoa học chính trị Nga Grigory Lokshin viết: "Theo Chiến lược An ninh Quốc gia mới của Hoa Kỳ được công bố vào cuối năm ngoái,  Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được gọi là khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới. Hầu hết các nhà quan sát cho rằng, núp dưới vỏ bọc này chỉ là những nỗ lực của Mỹ lôi cuốn Ấn Độ — cường quốc lớn thứ hai ở châu Á — tham gia vào phe chống lại Trung Quốc để làm suy yếu vị thế của Bắc Kinh trong khu vực. Kế hoạch của Mỹ về "khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở" bao trùm nhiều lĩnh vực: từ sự hợp tác kinh tế và thương mại đến an ninh khu vực, từ tự do hàng hải đến hợp tác quốc phòng. Điều đó cho thấy rằng Hoa Kỳ không có ý định rời khỏi khu vực và từ bỏ quyền bá chủ ở châu Á. Ngược lại, xét theo mọi việc, họ đang tập trung nỗ lực để tạo ra một liên minh quân sự mới với Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, và sau đó, có lẽ với Hàn Quốc và một số nước ASEAN vốn là các đồng minh hoặc đối tác của họ.

"Nói về khả năng Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc vào một liên minh mới chống lại Trung Quốc mà Mỹ đang thành lập, các nước này sẽ làm tất cả mà Mỹ nói với họ bởi vì trên lãnh thổ các quốc gia này có căn cứ quân sự Mỹ, — Giáo sư, tiến sĩ sử học Vladimir Kolotov (Đại học Tổng hợp quốc gia Saint Petersburg) nhận xét trong cuộc phỏng vấn với Sputnik. "Nhưng, việc gì mà Ấn Độ phải làm như vậy? Mặc dù Ấn Độ có những vấn đề cạnh tranh và thậm chí tình huống xung đột với Trung Quốc, nhưng, hai nước có cả những lợi ích chung rất quan trọng. Hai quốc gia này có những đối thủ chung trong khu vực mà Hoa Kỳ không có. Đây là lực lượng phiến quân Jihad và các phần tử IS, mà Hoa Kỳ đang hỗ trợ cho các nhóm này ở Syria.

Sau khi bị thất bại ở Syria, nhiều chiến binh IS đã di chuyển đến Afghanistan, Pakistan, nhiều người đã chạy đến Đông Nam Á. Theo tôi, chính sách địa chính trị của một số nước trên lục địa Á-Âu đang gây hại cho chính họ. Khi đưa ra yêu sách đơn phương kiểm soát vùng Biển Đông, Trung Quốc khiến các nước trong khu vực chống lại Bắc Kinh, và Mỹ đang sử dụng tâm trạng này một cách khôn ngoan, tạo ra các khối chống Trung Quốc, bơm thêm các loại vũ khí đến khu vực, vv. Mặc dù chính Mỹ đã lôi cuốn Trung Quốc vào cuộc tranh chấp lãnh thổ, sau chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Nixon năm 1972.

Mỹ muốn bán vũ khí cho Việt Nam và Đông Nam Á?
Vào năm 1974, Mỹ trên thực tế đã chuyển giao cho Trung Quốc quần đảo Hoàng Sa và đưa đi sơ tán mấy đơn vị đồn trú của Việt Nam Cộng hòa, đây là cái giá mà Washington trả cho Bắc Kinh để họ bắt tay với Mỹ, tăng cường chống Liên Xô. Trong năm 1988 Hoa Kỳ cũng im lặng khi người Trung Quốc chiếm một phần quần đảo Trường Sa. Đây là một thí dụ về thuật toán chia để trị. Mỹ lợi dụng các quốc gia trong khu vực, trái với lợi ích của họ, làm suy yếu các nước này để họ lệ thuộc vào Hoa Kỳ trong lĩnh vực an ninh khu vực, kết quả là người Mỹ có thể kiểm soát khu vực này".

Các nước trong khu vực không nên nghĩ rằng, Hoa Kỳ sẽ sa vào xung đột trực tiếp với Trung Quốc để bảo vệ lợi ích của họ, — Giáo sư Kolotov nói. Hai cường quốc giàu nhất thế giới gắn liền với nhau trong nhiều lĩnh vực, có những nhóm lợi ích rất nghiêm túc không có ý định thay đổi lập trường bất kể ai nắm quyền lực. Chắc là Mỹ và Trung Quốc sẽ cố gắng giải quyết các vấn đề qua tay các nước trong khu vực, còn hai cường quốc này sẽ "đi đêm với nhau" như đã từng xảy ra trong năm 1972,  đây là ý kiến của một số chuyên gia Việt Nam.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói gì về "sự trỗi dậy của châu Á"?
Mỹ có những mục tiêu riêng không tương xứng với sự sống còn của các nước Đông Nam Á. Cần phải hiểu rõ điều này, nên chú ý không phải đến lời nói mà đến hành vi của họ. Các nước trong khu vực và Trung Quốc nên ngồi vào bàn đàm phán để đặt thỏa thuận, nên phân định Biển Đông để không ai cảm thấy bực bội và không mời "phù thủy" từ bên ngoài để giải quyết các vấn đề trong khu vực. Bởi vì lịch sử cho thấy rằng, Mỹ bắt tay giải quyết vấn đề chỉ riêng khi tiếp xúc với những nước và khu vực không có đủ sức tự giải quyết nó. Họ đã làm như vậy ở Nam Tư, Libya, Irac, và bây giờ đang cố gắng làm ở Syria, hãy xem hậu quả của chiến lược  Mỹ "Một Trung Đông Mới". Các quốc gia trong khu vực không có lựa chọn nào khác ngoài việc củng cố an ninh của mình, cư xử như một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, không vi phạm luật pháp quốc tế, thỏa thuận với nhau, thực hiện  các cam kiết của mình và cố gắng làm cho thế giới ổn định hơn và an toàn hơn. Theo ý kiến của chuyên gia Nga, những mưu đồ lôi kéo nước này để chống nước khác có thể dẫn đến một cuộc chiến lớn và sẽ xóa bỏ hoàn toàn những thành tựu kinh tế đạt được trong những năm gần đây.

Thảo luận