Biển Đông

"Việt Nam không ngả sang Trung Quốc, và Mỹ không bỏ Biển Đông"

Tuyên bố chung kế thừa tất cả các yếu tố của quan hệ đối tác toàn diện Việt - Mỹ được thiết lập dưới thời Tổng thống Barack Obama. Ngoài ra, nó còn tiến xa.
Sputnik

Giáo sư Alexander L. Vuving từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á — Thái Bình Dương Daniel K. Inouye ngày 7/6 có bài viết đăng trên tạp chí The National Interest nhận định:

Trung Quốc hy vọng vào sự hợp tác hòa bình của Hoa Kỳ và Việt Nam

Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, Việt Nam đang không nghiêng sang Trung Quốc và Hoa Kỳ không thay đổi triệt để chính sách của họ với khu vực châu Á.

Một thời gian khá dài kể từ khi ông Donald Trump trúng cử Tổng thống, người ta đã dự đoán rằng chủ nhân mới của Nhà Trắng sẽ thay đổi triệt để chính sách, làm giảm sự tham gia của Mỹ ở châu Á.

Nhiều người cũng tin rằng, hệ quả của sự thay đổi chính sách này sẽ khiến các quốc gia chủ chốt trong khu vực, chẳng hạn như Việt Nam, sẽ phải điều chỉnh các mối quan hệ của họ theo hướng xích lại gần hơn với Trung Quốc.

Nhưng ấn tượng này đã được chứng minh là sai với hội nghị giữa Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà Trắng hôm 31/5.

Chính quyền mới của ông Donald Trump không đảo ngược quá trình chính sách của Mỹ với khu vực châu Á — Thái Bình Dương.

Thậm chí họ có thể mạnh mẽ hơn chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama ở Biển Đông.

Thông điệp bắt nguồn từ Tuyên bố chung tăng cường quan hệ đối tác toàn diện Hoa Kỳ — Việt Nam ban hành sau cuộc họp giữa hai nhà lãnh đạo.

Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Hà Nội

Sự thay đổi chủ nhân Nhà Trắng và cam kết của ông Donald Trump khi tranh cử đã làm nhiều người tin rằng:

Trung Quốc "khôn khéo" bình luận việc Tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam
Washington không chỉ sẽ hạ thấp cam kết an ninh với đồng minh và đối tác trong khu vực, mà còn trừng phạt những nước làm mất cân đối thương mại lớn với Hoa Kỳ, bỏ qua một số diễn đàn đa phương.

Điều này đã không xảy ra, và nó khó có khả năng xảy ra, ít nhất là đối với khu vực châu Á — Thái Bình Dương.

Bản Tuyên bố chung Mỹ — Việt nhắc lại rằng, Hoa Kỳ là một nước lớn có lợi ích rộng rãi và cam kết mạnh mẽ với khu vực châu Á — Thái Bình Dương.

Tuyên bố chung kế thừa tất cả các yếu tố của quan hệ đối tác toàn diện Việt — Mỹ được thiết lập dưới thời Tổng thống Barack Obama.

Ngoài ra, nó còn tiến xa hơn một bước khi nói rằng, Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cam kết thúc đẩy quan hệ đối tác song phương "sâu sắc hơn, thực chất hơn và hiệu quả hơn".

Đây cũng là lần đầu tiên 2 cựu thù nhấn mạnh tại một hội nghị cấp cao về cam kết tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh và tình báo.

Hợp tác quốc phòng và vấn đề Biển Đông được thể hiện nổi bật trong Tuyên bố chung. Hai nhà lãnh đạo khẳng định, Biển Đông là một đường thủy có ý nghĩa chiến lược.

Họ cũng hướng tới khả năng viếng thăm hải cảng Việt Nam của một tàu sân bay Mỹ, thảo luận về các bước tiếp tục hợp tác giữa hải quân hai nước.

Trung Quốc và Mỹ rất hiểu Việt Nam: Xem hành động chứ đừng nghe những gì Trump - Tập nói!
Điều này báo hiệu một động lực mới cho sự tham gia sâu hơn của Hải quân Hoa Kỳ vào Biển Đông.

Về lâu dài, việc quân đội Mỹ có thể truy cập thường xuyên các hải cảng của Việt Nam, đặc biệt là Cam Ranh, và hợp tác hải quân Mỹ — Việt chặt chẽ, sẽ có tiềm năng vô hiệu hóa lợi thế khổng lồ của Trung Quốc từ các đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông.

Tuyên bố chung cũng nhắc lại cam kết của chính quyền Tổng thống Donald Trump về các diễn đàn khu vực rộng hơn, chẳng hạn như Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á — Thái Bình Dương (APEC), các diễn đàn ASEAN và ủng hộ vai trò trung tâm của khối trong cấu trúc khu vực.

Sự thay đổi quan trọng nhất trong chính sách của Mỹ đối với châu Á — Thái Bình Dương vẫn là Washington rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Nhưng điều này đã không và cũng sẽ khó có thể tiếp nối bằng các biện pháp bảo hộ mậu dịch lớn. 

Thay vì đơn phương tăng thuế nhập khẩu đối với một số nước có thâm hụt thương mại lớn với Mỹ, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã ngồi xuống với họ để tìm cách khắc phục tình trạng thâm hụt cán cân thương mại.

Nhật Bản xếp thứ 2 trong số các nước có thâm hụt thương mại lớn nhất với Mỹ, đã là nước đầu tiên tham gia đối thoại với chính phủ ông Donald Trump.

Tiếp theo là Trung Quốc — nước có thâm hụt thương mại lớn nhất với Mỹ. Và bây giờ là Việt Nam, nước xếp thứ 6 trong danh sách thâm hụt thương mại lớn với Mỹ năm ngoái.

Chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tăng cường một xu hướng mới trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Washington

Chuyên gia Nga: Trung Quốc sẽ phản ứng trước chuyến thăm Việt Nam của tàu sân bay Mỹ
Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam do dự nhiều hơn là chủ động trong việc tiếp xúc với cựu thù.

Sự do dự này đã rút lại sau cuộc khủng hoảng Trung Quốc cắm giàn khoan 981 bất hợp pháp vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam năm 2014.

Tháng 10 năm ngoái, 2 Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã thăm chính thức Hoa Kỳ, trong đó có Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh.

Chuyến thăm này là chưa từng có tiền lệ với một lãnh đạo cấp cao trong Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngoại giao tích cực của Hà Nội cũng nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Việt Nam trong ASEAN.

Trong hai thập kỷ qua, gần như chỉ có Singapore và Philippines dẫn đầu ASEAN trong việc thúc đẩy hợp tác với Hoa Kỳ. Bây giờ là Việt nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là nhà lãnh đạo ASEAN đầu tiên trở thành khách mời của Tổng thống Donald Trump.

Tiếp theo chuyến thăm này, sẽ có một chuyến thăm Mỹ của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam dự kiến vào cuối năm nay.

Và khi Tổng thống Donald Trump đến Đà Nẵng dự Hội nghị thượng đỉnh APEC vào tháng 11 này, ông sẽ ở lại lâu hơn với một chuyến thăm chính thức Việt Nam. [1]

Mỹ hợp tác quân sự với Việt Nam là cái cớ để Trung Quốc "khai hỏa"?
Cá nhân người viết đánh giá cao những phân tích, nhận định sắc sảo của Giáo sư Alexander L. Vuving về kết quả chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, quan hệ Việt — Mỹ và chính sách đối ngoại chủ động của Việt Nam hiện nay.

Chúng tôi cho rằng, thành công của chuyến thăm này có phần đóng góp rất tích cực, chủ động và hiệu quả của cơ quan ngoại giao hai nước, trên cơ sở chia sẻ chung lợi ích và nhận định cục diện an ninh địa chính trị — địa chiến lược khu vực châu Á —Thái Bình Dương hiện nay.

Phát biểu mới nhất của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tại Đối thoại Shangri-la hôm 3/6 hay Ngoại trưởng Rex Tillerson tại Australia hôm 5/6 về Biển Đông cho thấy:

Chính sách của Mỹ ở Biển Đông nói riêng, khu vực châu Á — Thái Bình Dương nói chung đã được thể hiện rõ ràng.

Các nước có chung lợi ích nên chủ động hợp tác và phối hợp với Mỹ, thay vì đòi hỏi Hoa Kỳ tiếp tục phải "làm rõ" hay tiếp tục "cam kết".

Thứ nhất, Mỹ không can thiệp vào các tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia, nhưng Mỹ cam kết sẽ bảo vệ quyền tự do và an ninh hàng hải, hàng không ở các vùng biển quốc tế đang là tâm điểm tranh chấp.

Mỹ bảo vệ trật tự quốc tế sau Chiến tranh Thế giới II vốn đã mang lại hòa bình, ổn định và phát triển, phồn vinh cho cả khu vực, trong đó có Trung Quốc.

Thứ hai, các nước phải có trách nhiệm và "đóng góp xứng đáng" vào việc bảo vệ an ninh và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình.

Đừng đòi hỏi và càng đừng nên trông chờ Mỹ làm thay phần việc của mình.

Thứ ba, trên Biển Đông Mỹ sẽ tiếp tục bảo vệ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và Phán quyết Trọng tài 12/7/2016 trong vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.

Hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng hải của khu trục hạm USS Dewey hôm 24/5 là một minh chứng rõ ràng và mạnh mẽ.

Cam kết ấy một lần nữa được nhắc lại một cách rõ ràng bởi Ngoại trưởng Rex Tillerson hôm 5/6 rằng:

"Chúng tôi phản đối việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa những cấu trúc nằm trên vùng biển quốc tế.

Trung Quốc là một cường quốc đáng kể về kinh tế và thương mại.

Chúng tôi mong muốn có quan hệ hợp tác mang tính xây dựng, nhưng chúng tôi không cho phép Trung Quốc sử dụng sức mạnh kinh tế của mình, dùng tiền bạc để mua chuộc trong các vấn đề khác;

Cho dù đó là việc quân sự hóa đảo nhân tạo ở Biển Đông, hay thất bại trong việc gây áp lực với Triều Tiên.

Tàu Mỹ thăm Việt Nam và phản ứng bất thường của Trung Quốc
Họ phải thừa nhận rằng, với vai trò là một cường quốc ngày càng tăng về kinh tế và thương mại, Trung Quốc phải ngày càng có trách nhiệm hơn với an ninh khu vực.". [2]

Một dấu hiệu nữa cũng rất đáng lưu ý, đó là những nhân vật lãnh đạo cấp cao thời chính phủ Tổng thống Donald Trump đều đã hiện diện tại châu Á — Thái Bình Dương.

Đó là Phó Tổng thống Mike Pence, Thượng nghị sĩ John McCain, Ngoại trưởng Rex Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis.  

Do đó, cá nhân người viết nhận thấy chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không chỉ là một sự chủ động chiến lược, mà còn là một sự làm chủ tình thế trước những biến động quá nhanh của cục diện quốc tế và khu vực.

Xu thế này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu bảo vệ hòa bình, ổn định và luật pháp quốc tế, cân bằng quyền lực siêu cường trong khu vực Biển Đông.

Đó cũng chính là lựa chọn của nhiều quốc gia khác, điển hình như Australia qua phát biểu đề dẫn của Thủ tướng Malcolm Turnbull tại Đối thoại Shangri-la, hay chính sách đối ngoại của Singapore lâu nay.

Trung Quốc lo lắng "xuất chiêu" ứng phó khi Mỹ "chọn" Indonesia - Việt Nam ở Biển Đông
Làm tốt chính sách này, Biển Đông sẽ giữ được hòa bình và ổn định.

Cho dù Trung Quốc không dễ từ bỏ tham vọng, nhưng Bắc Kinh cũng không thể hất cẳng Washington khỏi khu vực.

Cục diện Biển Đông hay bán đảo Triều Tiên sẽ vẫn tiếp tục xu thế hợp tác xen cạnh tranh trong thế "lưỡng long tranh châu", không hòa — không chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Hợp tác và đấu tranh, xử lý vấn đề đối tượng trên nền đối tác sẽ là lựa chọn phù hợp nhất cho các nước nằm trong vòng tranh giành ảnh hưởng của các siêu cường.

Vấn đề còn lại đối với Việt Nam là làm sao tận dụng tối đa mọi cơ hội để canh tân đất nước, phát triển nội lực kết hợp với bảo vệ hòa bình, ổn định và giữ nguyên hiện trạng, từng bước tìm cách tháo gỡ dần các mâu thuẫn, bất đồng qua đàm phán trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và đặc biệt là ASEAN đóng vai trò không thể thiếu để cân bằng lại tham vọng của Trung Quốc, ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu quân sự trên Biển Đông.

Khi trò chơi quyền lực Trung — Mỹ được cân bằng, khu vực sẽ hòa bình và phát triển. Ngược lại, mọi sự mất cân bằng có thể dẫn đến xung đột và chiến tranh.

Tài liệu tham khảo:

[1]http://nationalinterest.org/feature/why-trump-capitalizing-obamas-us-vietnam-comprehensive-21047

[2]https://www.theguardian.com/us-news/2017/jun/05/us-escalates-pressure-on-china-over-south-china-sea-and-north-korea?utm_source=The+Sinocism+China+Newsletter&utm_campaign=f233fff896-EMAIL_CAMPAIGN_2017_06_06&utm_medium=email&utm_term=0_171f237867-f

Nguồn: National Interest, Giáo Dục Việt Nam (bài đăng ngày 8/6/2017)

Thảo luận