Chuyên gia Nga nói lên ý kiến của mình về mục đích chính trong chuyến thăm Việt Nam của chiếc tàu sân bay Hoa Kỳ. Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng trưa 5/3, đây là lần đầu tiên tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam sau khi kết thúc cuộc chiến trong năm 1975. Như dự đoán, tàu sân bay Carl Vinson cùng với hai tàu tuần dương Lake Champlain và khu trục hạm Wayne E. Meyer sẽ neo đậu ở vịnh Đà Nẵng trong 5 ngày.
Theo các phương tiện truyền thông địa phương, đây là sự hiện diện quân sự lớn nhất của Mỹ ở Việt Nam kể từ khi kết thúc chiến tranh — chỉ giêng trên tàu sân bay Carl Vinson có 5.000 người gồm thủy thủ đoàn, phi công và các quân nhân hỗ trợ. Thỏa thuận về chuyến thăm của tàu sân bay đã đạt được trong thời gian người đứng đầu Lầu Năm Góc James Mattis ở thăm Việt Nam vào tháng Giêng, khi đó ông đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch.
Theo chuyên gia Mosyakov, trong chuyến thăm Việt Nam của tàu sân bay Mỹ "không thể tìm thấy khía cạnh tích cực nào".
"Xét theo mọi việc, sự kiện này không giúp tìm kiếm một giải pháp nào đó mà chỉ làm phức tạp hơn tình hình ở Biển Đông. Một mặt, chuyến thăm này có mục đích phô trương quốc kỳ Mỹ ở Việt Nam, mặt khác đây là một hoạt động biểu hiện sự xích lại gần Mỹ — Việt. Tất nhiên, điều này không thể không gây ra phản ứng của Trung Quốc. Dù những bước đi như vậy chỉ mang tính biểu tượng, nhưng, đáng tiếc, điều đó cho thấy rằng, trong khu vực vẫn duy trì những điều kiện tạo ra cuộc xung đột trên Biển Đông", — chuyên gia Nga nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Theo ông Mosyakov, chuyến thăm Việt Nam của tàu sân bay Carl Vinson cũng chỉ ra rằng, "Mỹ tiếp tục thực thi và thu thành công trong chiến lược biến khu vực Đông Nam Á thành "hàng rào vệ sinh" (như họ nói) để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc".
"Nói chung có thể nói rằng, trong chuyến thăm này không có khía cạnh tích cực nào cho hòa bình và an ninh trong khu vực. Ngược lại, hoạt động mang tính biểu tượng này có thể khiến Trung Quốc thực hiện những hành động trả đũa, không kém quan trọng. Bắc Kinh có thể gửi các máy bay hạ cánh trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông và thực hiện những hành động tương tự. Tóm lại, chuyến viếng thăm này không góp phần thúc đẩy hòa bình và an ninh trong khu vực", — ông Mosyakov nói thêm.
Chuyên gia Nga lưu ý rằng, thời gian gần đây chính sách của Mỹ nhằm thành lập "hàng rào vệ sinh" "không phải là rất thành công", nhưng, Washington vẫn tiếp tục đường lối này.
"Các quốc gia Đông Nam Á, mà Hoa Kỳ đặt quá nhiều kỳ vọng, đều nhận thức được rõ mối nguy hiểm của việc trở thành công cụ trong chính sách của Mỹ, họ không muốn để có như vậy bởi vì các nước này có mối quan hệ đa dạng với Trung Quốc. Vì thế tình hình không phải là đơn giản, nhưng Hoa Kỳ tiếp tục thực thi chiến lược của họ và hy vọng rằng, cuối cùng họ sẽ đạt được mục tiêu của mình ", — ông Mosyakov nhận xét.