Ý kiến chuyên gia: CPTPP có phải là canh bạc “được ăn cả ngã về không” của Việt Nam?

Việt Nam ký thỏa thuận gia nhập Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương với mười một nước tham dự. Năm ngoái Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định Hoa Kỳ sẽ rời khỏi thỏa thuận này.
Sputnik

Sputnik Việt Nam đã nói chuyện với ông Võ Chí Thành, chuyên gia về các vấn đề FTA, Nguyên Phó Viện Trưởng, Viện Nghiên Cứu và Quản trị Kinh tế Trung ương về tầm quan trọng của Hiệp định TTP đối với Việt Nam, những quan điểm và thách thức mới.

Sputnik: Theo ý kiến ​​của ông, bản chất chính của Hiệp định vừa được  ký kết tại Chile là gì?

Võ Chí Thành: Đây là hiệp định thương mại tự do chất lượng cao, bao hàm 4 yếu tố cơ bản: mức độ mở cửa đối với lưu chuyển hàng hóa, đầu tư, dịch vụ là sâu và rộng. Ví dụ, đối với hàng hóa thì thuế quan ngay lâp tức, có thể sau một thời gian nhất định sẽ phải giảm tới 0%, tức là giảm gần như là 100%. Thứ hai là các tiêu chuẩn của nó cũng cao. Cái thứ ba, không chỉ là chất lượng, là mức độ mở cửa đối với lưu chuyển hàng hóa mà còn là các chính sách sau đường biên giới. Ví dụ như là doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh, mua sắm chính phủ, và thương mại điện tử, quyền sở hữu trí tuệ… Và cuối cùng là nó đòi hỏi một cái tính minh bạch, một cái giám sát, cái xử lý tranh chấp đủ rõ ràng và mạnh. Có thể nói, đây là một hiệp định mà nền tảng của nó là hiệp định TPP trước đây. Và mặc dù nó có khoảng trên 20 điều khoản tạm dừng, đóng băng hoặc tạm hoãn, nhưng mà như tôi đã nói, về cơ bản nó vẫn đảm bảo là một hiệp định có chất lượng cao.

Sputnik:  Ôngcó cholà việcMỹrútkhỏiTTPdochínhhọthiếtkếtrước đó có ảnhhưởng đếnuytínchínhMỹkhông?

Võ Chí Thành: Có thể nói rằng là Hoa Kỳ là một nền kinh tế rất là lớn, nhất thế giới và Hoa Kỳ chính là hạt nhân, là nước đóng vai trò chủ đạo trong quá trình đặt luật chơi, đàm phán trong hiệp định TPP. Cho nên, việc Hoa Kỳ rút khỏi TPP là một tin không phải là tích cực. Và điều này rõ ràng, trong một chừng mực nhất định, ảnh hưởng đến cái nhìn về cách làm chính sách của Hoa Kỳ. Tức là anh đặt luật chơi, anh đã đi đến kí kết với các nước đã tham gia sau đàm phán và chính anh lại từ bỏ cái mà anh đã dẫn dắt, anh chủ đạo thì tất nhiên là một cái tin không chỉ buồn mà còn ảnh hưởng đến uy tín và cái nhìn về cách làm chính sách của Hoa Kỳ. Hy vọng Hoa Kỳ vẫn sẽ là một quốc gia rất quan trọng trong cái tiến trình hội nhập, liên kết kinh tế của khu vực, quan trọng đối với diễn đàn hợp tác kinh tế Thái Bình Dương APEC cũng như là các tiến trình thúc đẩy liên kết hội nhập trên phạm vi toàn cầu.

Có gì chung giữa TPP và Ngô Đình Diệm?

Sputnik: Việc  MỹrútkhỏiTTPcó ảnhhưởng đếnsựthay đổimụctiêuban đầuvà nhiệmvụcủaTTP?

Võ Chí Thành: Rõ ràng TPP là hiệp định chất lượng cao, nó không chỉ đòi hỏi hội nhập sâu rộng mà nó còn đòi hỏi cải cách rất nhiều về thể chế cũng như là đáp ứng, dù chưa đầy đủ, những đòi hỏi mới về thương mại đầu tư ở thế kỉ 21. Ví dụ, nói đến những tiêu chuẩn cao như là môi trường lao động, thương mại điện tử, dịch chuyển xã hội. Thế nên là việc Hoa Kỳ rút ra khỏi TPP một phần nào đó cũng làm tầm vóc, sức ảnh hưởng của cái hiệp định này nó giảm. Nhưng với việc CP TPP đã được ký và hy vọng trong thời gian rất là ngắn cuối năm nay, đầu năm sau sẽ đi vào hiện thực. Về thực hiện thì có thể nói, về nguyên tắc, cái hiệp định CPTPP này vẫn giữ được cái cốt cách là chất lượng cao và như vậy nó vẫn có sức sống, có ảnh hưởng đến cái quá trình liên kết, hội nhập của khu vực. Nhất là trong tương lai dài người ta có thể nghĩ đến việc hình thành một khu vực mậu dịch tự do cả khu vực Châu Á Thái Bình Dương là FTAAP. Cái này sẽ là dấu mốc rất quan trọng và độ hấp dẫn của nó vẫn còn đủ cao. Một cái bằng chứng rất rõ đó là  không phải đối với TPP trước đây mà ngay cả với CPTPP thì vẫn có một số nước không chỉ trong mà cả ngoài khu vực cũng rất quan tâm nghiên cứu và cũng có một số nước có thể có cái nguyện vọng là gia nhập CPTPP này. Như vậy, nó vẫn có ý nghĩa đối với bản thân các nước kí kết, nó vẫn có ý nghĩa rất quan trọng trong tiến trình hội nhập khu vực. Và bên cạnh cái sức sống thì nó vẫn có độ hấp dẫn nhất định đối với các nước khác.

Sputnik: Ôngthấy ý nghĩacủaHiệp địnhCPTPP đốivớiViệtNam điểmnào, nhữngtriểnvọngmớithuậnlợimà nó mởrachoVN?

Võ Chí Thành: Có thể nói trong quá trình phát triển của Việt Nam thì cải cách bên trong và hội nhập là 2 quá trình song hành, bổ trợ cho nhau trong quá trình xây dựng một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, đầy đủ, hiện đại cũng như là một nhà nước minh bạch, có khả năng giải trình cao, chuyên nghiệp. Ví dụ, không có hội nhập thì Việt Nam không thể phát triển, nhưng có hội nhập cũng chưa chắc đảm bảo cho sự phát triển, và nó cần kết hợp một cách rất hữu cơ, rất là gắn bó với cái tiến trình cải cách bên trong. TPP là một cái bước tiến trong tiến trình hội nhập của Việt Nam trước đây và bây giờ là CPTPP. Hiệp định này thì có rất nhiều ý nghĩa đối với Việt Nam. Một là tác động đối với thương mại, đầu tư, dịch vụ trực tiếp. Có thể nó không còn lớn như là khi mà Mỹ tham gia. Một điều rất dễ hiểu vì Mỹ là một đối tác rất quan trọng của Việt Nam, thị trường xuất khẩu hàng đầu, nhà đầu tư lớn ở Việt Nam, và GDP của Mỹ đóng góp 65% trong các nước tham gia vào hiệp định TPP trước đây. Mỹ không tham gia thì tất nhiên không gian nó giảm đi. Thế nhưng, tác động đối với thương mại dịch vụ vẫn rất là có ý nghĩa. Cái tác động thứ hai, quan trọng và dài hạn hơn đối với Việt Nam, Hiệp định này là chất xúc tác cho quá trình cải cách đặc biệt là cải cách thể chế kinh tế ở Việt Nam.

Đại diện của các quốc gia - thành viên Hiệp ước Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương chụp ảnh sau lễ ký kết tại Santiago, Chile

Việt Nam hiện nay đang ở trong giai đoạn có thể nói là bước ngoặt trong phát triển, và một trong những trụ cột quan trọng nhất để tăng trưởng và phát triển đó chính là cải cách thể chế. Hiệp định này có rất nhiều đòi hỏi phải cải cách để cho tương thích, để cho đáp ứng được với những cam kết. Thế nên, nó là một chất xúc tác rất quan trọng cho tiến trình cải cách tự thân của Việt Nam. Và cái thứ ba, như chúng ta biết, đây là một sân chơi rộng, có rất nhiều đối tác lớn, đối tác phát triển. Chính vì vậy, bên cạnh tiếp cận thị trường thì Việt Nam không chỉ thu hút đầu tư, mà còn có khả năng học hỏi, hợp tác những điều, những thông lệ, những chuẩn mực tốt. Phải nói rằng, trong TPP có rất nhiều nước trước đây như bây giờ là CP TPP có nhiều nước đã từng là đối tác toàn diện cũng như là đối tác chiến lược của Việt Nam, cho nên từ hợp tác phát triển sản xuất kinh doanh tăng trưởng cho đến cải cách, Hiệp định này có một ý nghĩa rất lớn, rất quan trọng. Chúng ta có thể thấy cách thức liên kết khác, hội nhập khác, các hiệp định thương mại tự do song phương khác. Đặc biệt lưu ý là Việt Nam đang tham gia hai hiệp định tự do chất lượng rất cao đó là CPTPP và EAEU.

Sputnik:  VớiVN, nhữngkhíacạnhvà hìnhthứcthamgiavàoCPTPPnào ôngcholà  ưutiên?

CPTPP – Những nội dung của một Hiệp định tiêu chuẩn cao?

Võ Chí Thành: Rõ ràng việc tham gia này có mục đích là không phải là hội nhập vì hội nhập, mà Việt Nam tham gia là vì ba  ý nghĩa có tầm quan trọng rất mạnh đối với Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay. Một như tôi đã nói, đây là một tiến trình tiếp tục sâu rộng hội nhập để mà cùng với cải cách bên trong cũng như là thúc đẩy cải cách bên trong và chỉ có cải cách thì Việt Nam mới phát triển. Thế nên, chắc chắn là cái việc thực thi Hiệp Định này là một nhiệm vụ mà Việt Nam phải làm. Đây không chỉ là uy tín của Việt Nam mà còn là điều Việt Nam phải làm vì anh đã cam kết thì anh phải làm tròn trịa cho nó tốt. Ý nghĩa thứ hai thì đây là một quá trình mà Việt Nam học hỏi cải cách thể chế. Và cũng là như tôi đã nói, đấy là phải xây dựng một cái nền kinh tế thị trường hiện đại hội nhập, cũng như là một cái nhà nước pháp quyền minh bạch, có khả năng giải trình và chuyên nghiệp. Từ việc thực hiện cái này đến rất nhiều những cái cam kết quốc tế khác, những FTA khác, thì đây có thể là một cơ hội nhưng cũng đầy thách thức để mà Việt Nam tiến bước trên con đường cải cách thể chế. Thứ ba là hội nhập của Việt Nam cũng là một cái cách thức để Việt Nam có cách đóng góp vào tiến trình xây dựng những cái thể chế, những cái luật chơi trên thế giới và vì hai mục đích thôi, phát triển và ổn định.

Sputnik:  Nhữngmụctiêuvà nhiệmvụcủa  CPTTPcó tươngứngvớimụctiêuvà nhiệmvụ  củaHiệp địnhthươngmạitựdoViệtNam đã ký vớiNgavà cácnướcthànhviênkháccủaLiênminhKinhtế Á-Âu (EAEC)?

Võ Chí Thành: Điều thứ nhất, tôi nghĩ, dù là các hiệp định FTA nào, dù là các cam kết quốc tế nào, thì nó đều là một phần hữu cơ của chiến lược hội nhập của Việt Nam. Dưới góc độ tổng thể thì tất nhiên là cũng có tương tác và quan hệ với nhau theo cái nghĩa là hội nhập phải sâu rộng, để mà gắn với cái cải cách trong nước, gắn với những cái điều kiện tốt hơn trong sản xuất, kinh doanh, cho đầu tư để phát triển. Trong cái quá trình hội nhập của Việt Nam thì có hai khía cạnh rất là quan trọng. Khía cạnh thứ nhất là cách chơi, thì Việt Nam bây giờ là đi sâu hơn dựa trên cái nền tảng WTO và các hiệp định thương mại tự do sâu hơn. Hai là mức độ cao thấp ít nhiều có thể khác nhau nhưng tất cả những cái FTA đều là những cái Hiệp định Thương mại tự do mà hội nhập ở mức sâu rộng hơn khá là đáng kể so với WTO.

Việt Nam được lợi ích gì từ CPTPP

Trong các thị trường quan trọng của Việt Nam thì có Bắc Mỹ, có Đông Bắc Á, có ASEAN, và chắc chắn là có cả liên minh Á- Âu, có Nga. Đó là các thị trường vừa truyền thống vừa tiềm năng rất là tốt. Khía cạnh thứ hai cũng rất là quan trọng, như tôi đã nói, những Hiệp Định FTA này bên cạnh chúng là vấn đề đối tác. Cho nên, với 16 cái FTA, trong đó có FTA với liên minh kinh tế Á- Âu thì Việt Nam cũng thiết lập các quan hệ đối tác quan trọng. Hàng chục nước là các đối tác toàn diện hoặc là các đối tác chiến lược của Việt Nam. Nga cũng là một đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam. Cho nên, cái tương thích ấy theo cái nghĩa là gắn kết Luật chơi, là FTA với các quan hệ đối tác, để vừa có hợp tác, vừa có luật chơi ở mức tự do, ở mức sâu rộng hơn trong quá trình mở cửa. Tuy nhiên, nó cũng có vấn đề mà nhìn ở góc độ tương thích thì tôi nghĩ là khá khó. Không gọi là không tương thích, nhưng mà để có thể tận dụng được tốt, thì nếu như chúng ta nhìn Việt Nam, thì Việt Nam có rất nhiều FTA, 16 loại và bao phủ gần như là tất cả các thị trường quan trọng trên thế giới, cũng như là các thị trường quan trọng đối với Việt Nam, cũng như là đối tác. Thế nhưng, nếu mà nhìn từ nước Nga thì FTA của nước Nga hay là liên minh kinh tế Á- Âu với Việt Nam là cái FTA đầu tiên sau khi nước Nga gia nhập WTO. Cho nên, để mà mang được cái tính kết nối, nhất là trong bối cảnh các cảnh dịch chuyển nguồn lực rất là khác biệt và rất là sâu rộng. Trong bối cảnh mà các mạng sản xuất khu vực rất là phát triển, trong cái bối cảnh mà chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu nó phát triển và nó lại đang thay đổi. Và cách chuỗi giá trị, các mạng sản xuất bây giờ thì nó rất là nhiều nước với nhau chứ không hoàn toàn chỉ là song phương. Dưới góc độ ấy thì rõ ràng là để cho tận dụng được tốt thì làm sao cái cách thức hội nhập của mình nó phải tính đến được cái sự phát triển của sản xuất kinh doanh, thương mại đầu tư thế giới và nó thể hiện ở một cái mạng công nghệ, nó thể hiện ở kết nối, ở các mạng sản xuất, các chuỗi giá trị. Theo nghĩa ấy thì rõ ràng là hiệp định thương mại tự do liên minh Á Âu- Việt Nam xét đặc biệt là từ phía Nga thì nó chưa thật là đầy đủ chưa thật là thuận lợi cho cái việc khai thác nó.

Sputnik: Những điềukhoảncủaCTTPPcó mâuthuẫnvớiFTAVN-EAEUkhông?

Báo Nhật: Việt Nam và châu Á dẫn đầu thương mại tự do với CPTPP

Võ Chí Thành: Tôi nghĩ thì nói chữ mâu thuẫn nó hơi lớn. Thế nhưng mà ta biết là cái Hiệp định Thương mại tự do, nó là một cái câu lạc bộ với các luật chơi mạnh mẽ cho các nhóm nước tham gia câu lạc bộ tham gia vào. Vì các mức độ ưu đãi nó khác nhau cho nên nó cũng có thể dẫn đến những cái chệch hướng. Thương mại về đầu tư theo cái nghĩa là, mức độ ưu đãi khác nhau thì các doanh nghiệp các nhà đầu tư khi tính đến lợi ích và chi phí, khi tính đến mức độ thuận lợi, tính đến những lợi thế so sánh thì có thể là cái lựa chọn ấy nó sẽ chệch ra ít nhiều. Ví dụ, trong mối quan hệ giữa Nga và Việt Nam chẳng hạn, cho nên, đây là một vấn đề rất quan trọng đối với nước Nga. Việt Nam sẽ tiếp tục hội nhập tiếp tục cải cách, nhưng với nước Nga thì đặc biệt lưu ý đến việc là xem xét mở rộng những cái mối quan hệ thương mại đặc biệt là quan hệ FTA trong tương lai, gắn với những cái cải cách thể chế bên trong. Làm sao mà như tôi nói là hạn chế được những cái chệch hướng thương mại đầu tư không cần thiết, có thể gây méo mó phân bổ nguồn lực cần thiết, hay là tận dụng được tốt hơn những tiến trình hội nhập hiện nay đang diễn ra rất nhanh chóng, cũng như là cuộc cách mạng công nghệ hiện nay.

Thảo luận