Bộ Ngoại giao Nga bác bỏ cáo buộc này, và đại sứ quán Nga ở London đã gửi công hàm tới Bộ Ngoại giao Anh trong đó đề nghị tiến hành cuộc điều tra chung về vụ việc tại thành phố Salisbury.Trên thực tế, Thủ tướng May bỏ qua những tuyên bố này và công bố danh sách các biện pháp chống lại Liên bang Nga. London sẽ trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga và sẽ đình chỉ tất cả các cuộc tiếp xúc song phương với Nga.
Sputnik: Theo lời Thủ tướng Anh Theresa May, vụ đầu độc cựu đại tá GRU Sergei Skripal là "hành động trực tiếp của Nhà nước Nga" hoặc là bởi nước này "không kiểm soát được kho chất độc thần kinh Novichok", mà theo phía Anh, Skripal bị đầu độc bằng chất độc này. Theo ông, cáo buộc của phía Anh có thể có cơ sở hay không?
Cựu đại tá tình báo Nga: Rõ ràng, đây là một hành động khiêu khích cố ý từ phía các cơ quan đặc nhiệm Anh. Trước hết phải nói rằng, Skripal đã từ bỏ GRU trong năm 1999. Đồng thời, những nhân viên biết bí mật bị cấm ra nước ngoài trong thời gian dài nhất là 10 năm. Sau đó, vào năm 2004, Skripal đã được trao cho phía Mỹ trong một cuộc trao đổi điệp viên. Tức là, 9 năm nữa đã trôi qua. Sau đó [từ năm 2010], Skripal sống ở Anh, nghĩa là ông không có bất kỳ dữ liệu nhạy cảm đối với Nga. Thứ hai, các cơ quan đặc nhiệm địa phương giám sát theo dõi những người như Skripal suốt đời. Cơ quan đặc nhiệm theo dõi những người này để họ không trốn chạy ra khỏi nước, bởi vì đã có những trường hợp như vậy. Tức là, vào thời điểm đó nhân vật này không phải là mối đe doạ với Nga — tất cả mọi thứ quan trọng nhất (các địa chỉ, mật khẩu bí mật) ông ta đã quên hoặc đã khai ra từ lâu. Nhưng, trong một số trường hợp, Skripal có thể tư vấn cho các dịch vụ an ninh Anh về một số vấn đề chung. Ở phương Tây, đặc biệt ở Anh, có khá nhiều chuyên gia như vậy.
Sputnik: Theresa May tuyên bố sẽ trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga như là một phản ứng đối với sự tham gia của Nga trong vụ này. Trước khi công bố quyết định này, các phương tiện truyền thông hàng đầu của phương Tây đã quả quyết rằng, trong số những biện pháp đáp trả, Anh đang xem xét chiến dịch tấn công mạng vào Nga. Tại sao các nhà chức trách Anh cuối cùng đã thông qua quyết định như vậy?
Cựu đại tá tình báo Nga: Họ muốn làm suy yếu đoàn đại diện ngoại giao Nga ở Anh. Các nhà ngoại giao Nga nhận được thông tin từ các cuộc nói chuyện, như thường lệ họ hiểu biết hơn, có trình độ chuyên nghiệp cao hơn so với các đồng nghiệp từ các nước khác. Còn đoàn đại diện của Anh tại đại sứ quán ở Matxcơva gần như không tiến hành các công việc về nghiệp vụ, chắc là họ sợ làm điều gì đó ở đây. Vì thế, nếu Matxcơva áp dụng biện pháp đáp trả và cũng làm suy yếu đoàn đại diện ngoại giao của Anh ở Nga, thì điều đó sẽ không làm phiền họ, bởi vì họ gặp gỡ tiếp xúc với các điệp viên — công dân Nga chủ yếu ở nước ngoài hoặc thông qua các phương tiện kỹ thuật hiện đại.
Sputnik: Thủ tướng Anh cũng tuyên bố rằng, nước này trước hết sẽ làm việc với các nhà cung cấp khí đốt bỏ qua Nga, và cho biết rằng, các quan chức của nước này sẽ tẩy chay World Cup 2018 sắp tới. Ông có thể nói gì về những tuyên bố này?
Cựu đại tá tình báo Nga: Nói về thu ngân sách, Nga vẫn phụ thuộc nhiều vào các khoản thu từ xuất khẩu dầu khí. Đã từ lâu chính quyền Anh muốn làm suy yếu vị thế của Nga trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, đã có hai đợt khí hoá lỏng của Nga được cung cấp cho các cảng của Anh và từ đó các công ty khác [không phải của Nga] đã vận chuyển khí đốt Nga sang Mỹ.
Sputnik: Nga có thể phản ứng thế nào trước các biện pháp của Anh?
Cựu đại tá tình báo Nga:Rất có thể, Bộ Ngoại giao Nga sẽ trục xuất khoảng 20 người, và sẽ không có những biện pháp nào khác. Nói về triển vọng dài hạn, tình trạng này có thể dẫn tới việc cắt giảm quan hệ song phương đến nay đã rơi xuống mức thấp nhất, ví dụ, trong lĩnh vực hợp tác văn hoá.