Ấn Độ cấp 600 triệu USD, bán "sát thủ" Brahmos và nhiều vũ khí tối thượng cho Việt Nam

Ấn Độ đang xem xét cung cấp nhiều vũ khí trang bị hơn cho Việt Nam như tàu chiến hải quân, máy bay trực thăng hạng nhẹ tiên tiến Dhruv và tên lửa hành trình chống hạm Brahmos.
Sputnik

Ấn Độ cung cấp khoản vay 600 triệu USD cho Việt Nam — cách làm này phù hợp với chính sách "Hành động hướng Đông" của Ấn Độ, có lợi cho Ấn Độ kiềm chế vai trò ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc — báo Anh bình luận. Ấn Độ đang xem xét cung cấp nhiều vũ khí trang bị hơn cho Việt Nam như tàu chiến hải quân, máy bay trực thăng hạng nhẹ tiên tiến Dhruv và tên lửa hành trình chống hạm Brahmos.

Ấn Độ nên giải quyết mối quan ngại của Việt Nam trên Biển Đông

Tờ Jane's Defense Weekly Anh gần đây cho rằng Ấn Độ và Việt Nam đã đồng ý làm sâu sắc quan hệ quốc phòng, thương mại song phương, New Delhi sẽ cung cấp viện trợ quân sự cho Việt Nam. Trong tuyên bố chung nhân chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang ngày công bố ngày 4/3, chính phủ hai nước Việt Nam và Ấn Độ nhấn mạnh, lấy việc Ấn Độ bán vũ khí cho Việt Nam làm cơ sở, mở rộng cơ hội hợp tác về công nghiệp quốc phòng giữa hai nước.

Căn cứ vào hai thỏa thuận độc lập được Việt Nam và Ấn Độ ký kết những năm gần đây, Ấn Độ sẽ cung cấp khoản tín dụng 600 triệu USD cho Việt Nam để Việt Nam mua sắm thiết bị quốc phòng và công nghệ liên quan do Ấn Độ sản xuất, từ đó tăng cường công nghiệp quốc phòng của Việt Nam.

Trong khoản tín dụng này đã có 100 triệu USD được bố trí cho Việt Nam mua sắm tàu tuần tra. Nhưng hai bên còn chưa đạt được nhất trí về việc Việt Nam sẽ sử dụng khoản vay 500 triệu USD còn lại để mua loại trang bị nào.

Khám phá sức mạnh chiến hạm mà Ấn Độ có thể bàn giao cho Việt Nam
Tuyên bố chung cho biết:

"Hai bên đồng ý đẩy nhanh thực hiện khoản vay 100 triệu USD chế tạo tàu tuần tra cao tốc cho Việt Nam, đồng thời thúc giục sớm ký kết thỏa thuận khung liên quan đến khoản tín dụng quốc phòng 500 triệu USD.

Theo tuyên bố chung, ngoài mở rộng hợp tác trên phương diện "mua sắm thiết bị và chuyển giao công nghệ", chính phủ hai nước còn đồng ý tăng cường giao lưu, đối thoại về an ninh biển, tuần tra trên biển, an ninh mạng, quân sự, thăm viếng tàu chiến và quan hệ quốc phòng, quân sự trên các lĩnh vực như hợp tác tại các diễn đàn khu vực như ASEAN. 

Ấn Độ sẽ còn cung cấp rất nhiều huấn luyện tác chiến cho Việt Nam để hỗ trợ cho Việt Nam trong việc sử dụng máy bay chiến đấu đa dụng Su-30MK2 Flanker F và tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo do Nga chế tạo.

Mô hình tên lửa hành trình BrahMos phiên bản hàng không trang bị cho các Su-30MKI

Việt Nam có thể mua thêm T-90 với giá rẻ nhờ Ấn Độ
Ấn Độ cung cấp khoản vay cho Việt Nam, cách làm viện trợ công nghệ và hỗ trợ phát triển công nghiệp này phù hợp với chính sách "Hành động hướng Đông" của New Delhi, chính sách này có mục đích tăng cường quan hệ chiến lược giữa Ấn Độ và Đông Nam Á. New Delhi coi chính sách này là một nỗ lực để tăng cường vai trò ảnh hưởng của Ấn Độ tại khu vực này, qua đó tạo ra đối trọng có hiệu quả với vai trò ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Năm 2014, Ấn Độ đồng ý cung cấp 100 triệu USD cho Việt Nam. Hai năm sau, Bộ Quốc phòng Ấn Độ và Công ty TNHH Larsen & Toubro, một công ty quốc phòng của Ấn Độ ký kết một hợp đồng để công ty này chế tạo và cung cấp tàu tuần tra cao tốc cho lực lượng biên phòng bán quân sự của quân đội Việt Nam. Căn cứ vào hợp đồng này, những tàu cao tốc này sẽ do Công ty TNHH Larsen & Toubro chế tạo tại Ấn Độ. Công ty này còn cam kết chuyển nhượng thiết kế và công nghệ liên quan cho Việt Nam, đồng thời cung cấp thiết bị và nhiên liệu để sau này Việt Nam có thể chế tạo nhiều tàu tuần tra hơn tại nhà máy đóng tàu của Việt Nam.

Máy bay trực thăng hạng nhẹ Dhruv do Ấn Độ tự sản xuất

Mặc dù vẫn chưa ký kết hợp đồng cung cấp khoản vay 500 triệu USD còn lại cho Việt Nam, nhưng Ấn Độ đang xem xét cung cấp nhiều vũ khí trang bị hơn cho Việt Nam như tàu chiến hải quân, máy bay trực thăng hạng nhẹ tiên tiến Dhruv và tên lửa hành trình chống hạm Brahmos.  

Theo: Jane's Defense Weekly, Viettimes

Thảo luận