Chính sách bảo hộ của Trump và ngành xuất khẩu của Việt Nam

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong quý I năm nay tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng ổn định. Những con số trong bản báo cáo đều gây ấn tượng mạnh.
Sputnik

Đây là ý kiến của GS Vladimir Mazyrin, Tiến sĩ kinh tế, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông Nga.

Mỹ có thể mở ra cuộc chiến tranh thương mại chống Việt Nam?

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Giáo sư Mazyrin nói, trước hết cần lưu ý rằng, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong quý I năm nay thặng dư gần 1,3 tỷ USD — đây là gần một nửa thặng dư của năm qua. Xu hướng này là tương đối mới mẻ tại Việt Nam, và xét theo mọi việc, nó sẽ tiếp tục. Thặng dư ngoại thương được đảm bảo bởi việc ngành xuất khẩu tăng trưởng với tốc độ cao hơn nhập khẩu, đây là một hiện tượng tích cực, bảo vệ nền kinh tế khỏi những biến dạng và những vấn đề khác nhau. Ví dụ như vấn đề thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam và một số nước khác. Chính quyền Hoa Kỳ đang cố gắng giải quyết vấn đề này bằng những biện pháp không làm vừa lòng các nước đối tác.

Giáo sư Mazyrin cũng lưu ý đến số liệu thống kê về ngành dầu mỏ Việt Nam trong quý I năm nay. Ông nói:

Trong khi xuất khẩu dầu thô chỉ đạt 509 triệu USD, giảm 21,1% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị nhập khẩu các sản phẩm từ dầu mỏ đã tăng 37%, lên đến 2,2 tỷ USD — gần gấp bốn lần. Xu hướng giảm xuất khẩu có thể được giải thích bởi việc giảm sản lượng dầu mỏ tại các giếng dầu được khai thác trong mấy chục năm liền. Và sự gia tăng nhập khẩu các sản phẩm từ dầu mỏ cho thấy rõ rằng, Việt Nam không có đủ năng lực lọc dầu.

Sự vô lý và thiếu công bằng của Mỹ đối với Việt Nam
Giáo sư Mazyrin khẳng định rằng, trong ngành xuất khẩu của Việt Nam đang gia tăng vai trò của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp của phương Tây, mà khu vực này vốn chiếm ưu thế trong nền kinh tế Việt Nam.

Tất nhiên, — ông Mazyrin nhận xét, — dòng vốn nước ngoài đổ vào các công ty xuất khẩu làm tăng tầm quan trọng của các cơ sở này. Đây là một hiện tượng tích cực chừng nào mối quan hệ giữa các nước phát triển ổn định. Nhưng, nếu xuất hiện những mâu thuẫn thì tình hình sẽ thay đổi. Như câu tục ngữ Nga nói: "Ngươi đã nộp tiền có quyền đặt mua bất cứ khúc nhạc". Nhà đầu tư nước ngoài có thể làm theo chính sách địa chính trị mới của đất nước mình, cắt giảm sản xuất tại doanh nghiệp mà ông đã đầu tư tiền của mình, và thậm chí gây nguy hiểm cho sự tồn tại của doanh nghiệp này.

Hơn nữa: thời gian gần đây, chính quyền Hoa Kỳ không chỉ một lần đưa ra những cáo buộc vô căn cứ với các công ty xuất khẩu của Việt Nam.

Vào đầu tháng Giêng Mỹ đã tuyên bố, Việt Nam phải tư hữa hóa 6 doanh nghiệp nhà nước, nếu không  Hoa Kỳ sẽ áp thuế sản phẩm nhập khẩu của các công ty này.

Việc áp thuế của Mỹ có thể thúc đẩy ngành thép Việt Nam phát triển

Chính sách bảo hộ của Tổng thống Trump nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước cũng ảnh hưởng đến tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Trong quý I năm nay, tổng giá trị xuất khẩu thép từ Việt Nam, chủ yếu sang Hoa Kỳ, đã tăng hơn 43% so với cùng kỳ năm ngoái ", — Giáo sư Mazyrin nói với Sputnik, — tuy nhiên, liệu chỉ số cao này sẽ duy trì trong quý II, sau khi Tổng thống Hoa Kỳ phê duyệt mức thuế cao hơn đối với các nhóm hàng này mà mức thuế như vậy vi phạm hoàn toàn các quy tắc của WTO và trước hết tác động đến Việt Nam và Trung Quốc?

Ba tháng sau, trong báo cáo thống kê định kỳ của Tổng cục Thống kê Việt Nam chúng ta sẽ nhận được câu trả lời cho câu hỏi này và những câu hỏi khác.

Thảo luận