Ấn Độ khẳng định Việt Nam muốn mua tên lửa Brahmos

Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, Việt Nam và Đông Nam Á là một trong những khu vực dành sự quan tâm đặc biệt tới dòng tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh Brahmos của nước này.
Sputnik

Bộ Quốc phòng Ấn Độ hiện đang xem xét các đàm phán nghiêm túc về việc xuất khẩu loại tên lửa BrahMos ra nước ngoài. Kèm theo đó, Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman cũng khẳng định, Ấn Độ chỉ xuất khẩu loại tên lửa này cho các quốc gia "gần gũi, thân cận".

Báo Trung Quốc đơm đặt Việt Nam tìm “đồng minh” hậu thuẫn ở Biển Đông

Trong một vài năm gần đây, đã có nhiều đồn đoán về việc phía Việt Nam đang tiến hành đàm phán với Ấn Độ về việc được sở hữu loại tên lửa hành trình siêu thanh này của New Delhi. Bên cạnh đó, cũng có nhiều quốc gia Đông Nam Á khác cũng có mong muốn tương tự với Việt Nam như Malaysia, Singapore và Indonesia.

Một vài cuộc thảo luận giữa Ấn Độ và các nước Nam Mỹ như Peru hay Chile cũng đã từng diễn ra, cho thấy tiềm năng xuất khẩu cực kỳ lớn của loại tên lửa do Ấn Độ tự phát triển này.

BrahMos

Hiện tại, Công ty BrahMos Aerospace đang tiến hành hoàn thiện hợp đồng trị giá 7 tỷ USD cho quân đội Ấn Độ với việc đưa vào vận hành ba tổ hợp tên lửa hành trình BrahMos. Phía Ấn Độ cũng lạc quan cho biết, nếu được quyền xuất khẩu, nhu cầu về loại tên lửa này trên toàn cầu sẽ tăng gấp đôi chỉ sau 5 năm.    

Báo Ấn Độ: Việt Nam có tên lửa BrahMos sẽ thay đổi cán cân quyền lực
Chính phủ Ấn Độ hiện đang đặt ra cái đích cho việc xuất khẩu vũ khí của nước này trong 7 năm tới cần đạt được đó là tối thiểu 5 tỷ USD và rất có thể BrahMos sẽ giúp Ấn Độ vượt qua con số này một cách dễ dàng trong vài năm tới đây.

Tên lửa hành trình BrahMos là một trong những thành tựu quốc phòng quan trọng của Ấn Độ trong những năm trở lại gần đây, nó được thiết kế để có thể triển khai trên nhiều nền tảng khác nhau. Loại tên lửa này hiện đang được phát triển bởi hãng BrahMos Aerospace liên doanh giữa Tổ chức Phát triển Ấn Độ (Development Organization of India) và cả NPO Mashinostroyenia — một nhà thầu quốc phòng của Nga.    

Ngày 17/8/2017, trả lời câu hỏi của các phóng viên về thông tin Việt Nam sắp tiếp nhận lô tên lửa BrahMos từ Ấn Độ, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết sẽ chuyển đến các cơ quan chức năng.

Theo bà Hằng, quan hệ chiến lược Việt Nam — Ấn Độ đang phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực, như thương mại, đầu tư, văn hóa — giáo dục và an ninh quốc phòng… Hợp tác an ninh quốc phòng giữa hai nước đóng góp thiết thực cho hòa bình, ổn định, hợp tác tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

"Việt Nam kiên trì chính sách quốc phòng hòa bình và tự vệ. Việc Việt Nam mua sắm các trang thiết bị quốc phòng phù hợp với chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ và là biện pháp bình thường để bảo vệ đất nước".

Thảo luận