IL-114: Nga đề nghị hợp tác với Việt Nam

Trong khuôn khổ Triển lãm đa ngành quốc tế Vietnam Expo 2018 tại Hà Nội đã tiến hành cuộc hội đàm giữa Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại LB Nga Vasily Osmakov và Thứ trưởng Bộ Công thương CHXHCN Việt Nam Trần Quốc Khánh. Trong số những vấn đề khác, hai bên đã thảo luận về sự hợp tác trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Sputnik
Việt Nam là một trong những đối tác hàng đầu của Nga

Không có gì bí mật, ngành chế tạo máy bay dân dụng đang được khôi phục ở Nga nghiên cứu khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài. Về phần mình Việt Nam quan tâm đến việc "làm trẻ ra" dù trong tương lai đội máy bay chở khách trong khu vực. Tất nhiên, đây phải là một "sản phẩm chu kỳ đầy đủ", tức là không chỉ các máy bay mà còn dịch vụ sau bán hàng có chất lượng. Tong cuộc hội đàm giữa ông Vasily Osmakov va ông Trần Quốc Khánh, phía Nga đã đề nghị Việt Nam nghiên cứu khả năng đặt cơ sở lắp ráp máy bay IL-114 tại Việt Nam.

Bình luận cho Sputnik, phát ngôn viên của bộ phận vận tải trong UAC (Liên hợp Chế tạo máy bay Thống nhất Nga) cho biết:

"Chúng tôi sẽ hoan nghênh việc mở rộng sự hiện diện của kỹ thuật hàng không có sức cạnh tranh của Nga trên thị trường toàn cầu. Chúng tôi đang xem xét những phương thức hợp tác khác nhau với các khu vực đang cần đến các sản phẩm của ngành hàng không Nga. Việc nội địa hóa cơ sở sản xuất có thể là một đề nghị hấp dẫn đối với bất cứ nước nào có nhu cầu về số lượng lớn máy bay, có sức mua, có cơ sở công nghiệp đầy đủ và đang quan tâm đến việc phát triển cơ sở này".

IL-114

Vào đầu những năm 1980, các nhà sản xuất máy bay của Liên Xô đã nhận thức được rõ: cần phải chuẩn bị sự thay thế cho các máy bay An-24, Yak-40 và cả Tu-134 đang trở thành lỗi thời: máy bay chở khách khu vực loại mới phải có trang bị kỹ thuật hiện đại nhất đồng thời  không thua kém "những người tiềm nhiệm" về độ tin cậy và tính dễ sử dụng. Phòng thiết kế Ilyushin đã đề xuất sáng kiến nhận trách nhiệm phát triển loại máy như vậy. Các chuyên gia đã quyết định rằng, máy bay mới sẽ có đông cơ tuabin: tiết kiệm hơn và ít ồn ào hơn so với động cơ tuabin khí. Loại máy bay như vậy không cần đến tốc độ bay cao. Vào ngày 29 tháng 3 năm 1990,  máy bay dân dụng Ilyushin  IL-114 đã thưực hiện chuyến bay đầu tiên. Sau đó, chiếc máy bay này đã được giới thiệu nhiều lần tại các hội chợ triển lãm hàng không quốc tế có uy tín. Năm 1999, IL-114 đã được cấp giấy chứng nhận. Ban đầu máy bay loại này đã được sản xuất ở Uzbekistan, tại nhà máy chế tạo máy bay Tashkent.

Nga và Việt Nam sẽ làm gì khi khẳng định quan tâm hợp tác trong lĩnh vực hàng không?

Nhưng, vì nhiều lý do, đến năm 2012 cơ sở này chỉ sản xuất được khoảng 20 chiếc máy bay Il-114-100, chủ yếu được sử dụng ở Uzbekistan, Kazakhstan và Nga. Một vài năm sau đó, số phận của máy bay chưa rõ, rồi vào mùa thu năm 2015 Nga đã thông qua quyết định nối lại quá trình sản xuất Il-114 vẫn chưa lỗi thời tại nhà máy chế tạo máy bay "Sokol" (Nizhny Novgorod). Vào đầu năm 2017, Liên hợp Chế tạo máy bay Thống nhất Nga công bố tin rằng, đã bắt đầu chuẩn bị sản xuất phiên bản được hiện đại hóa Il-114-300 tại nhà máy chế tạo máy bay  Lukhovitsy (ngoại ô Matxcơva), cơ sở vào thành phần Tổng công ty "MiG". Như dự kiến, nhà máy Sokol ở Nizhny Novgorod sẽ sản xuất một số đơn vị và tổ hợp cho IL-114. UAC đã thông báo với Sputnik rằng, chiếc máy bay IL-114-300 đầu tiên được sản xuất hàng loạt sẽ cất cánh từ sân bay của nhà máy Lukhovitsy vào năm 2020.

Tích cực tiếp cận thị trường Việt Nam

Il-114 được trang bị hai động cơ cánh quạt với đôi cánh cố định và cánh quạt đuôi. Nó có thể vận chuyển 64 hành khách ở khoảng cách lên đến 1500 km với vận tốc hành trình 500 km/h  ở bất kỳ vùng khí hậu nào. Đội lái — 2 người. Máy bay này có thể được trang bị động cơ Pratt & Whitney127H của Canada, hoặc Klimov TV7-117SM của Nga. Việc sử dụng các cánh quạt SV-34 có sáu cánh tiếng ồn thấp làm cho chiếc máy bay "không quá ồn ào". Kết cấu bền vững, trọng lượng tối đa khi cất cánh khá nhỏ (23,5 tấn) và cánh quạt tầm ngắn cho phép IL-114 cất cánh không chỉ từ đường băng xi măng và nhựa mà cả từ mặt đường đất bằng phẳng và những đường băng tương đối ngắn (tất nhiên, nó cũng có thể hạ cánh ở đó). Đoạn đường chạy đà của Il-114 là khoảng 1.400 mét, và đoạn đường hạ cánh — chỉ 550 mét. Máy bay hoạt động độc lập không phụ thuộc vào nguồn điện bên ngoài, có sẵn hệ thống điện tử kỹ thuật số hiện đại, cũng như cầu thang được lắp vào, điều đó cho phép sử dụng Il-114 tại các sân bay không có đủ trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật.

Nếu nói về Việt Nam, IL-114 có thể dễ dàng thực hiện các chuyến bay theo hành trình Hà Nội — Điện Biên Phủ, Hà Nội — Đà Lạt, Hà Nội — Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội — Phnom Penh, Hà Nội-Bangkok, Hà Nội — Phú Quốc.

Thảo luận