Việt Nam là một trong những đối tác hàng đầu của Nga

© Sputnik / Alexey Druzhinin / Chuyển đến kho ảnhTổng thống Nga Vladimir Putin tiếp nhận quốc thư của Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Liên bang Nga Ngô Đức Mạnh
Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp nhận quốc thư của Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Liên bang Nga Ngô Đức Mạnh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
"Việt Nam là một trong những đối tác hàng đầu của Nga", ông Putin tuyên bố như vậy vào ngày 11 tháng 4 trong buổi lễ tiếp nhận quốc thư của các đại sứ nước ngoài.

Trong số các Đại sứ chính thức bắt đầu nhiệm kỳ công tác tại Nga có Đại sứ Việt Nam Ngô Đức Mạnh.

"Hai nước của chúng ta" — Tổng thống Nga lưu ý, — "đang phát triển hiệu quả mối quan hệ đối tác chiến lược, và đã thiết lập sự tương tác theo nhiều hướng".

Một ví dụ nổi bật là lĩnh vực kinh tế-thương mại,  - Đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov nói trong cuộc phỏng vấn với hãng Sputnik:

Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp nhận quốc thư của 17 đại sứ nước ngoài - Sputnik Việt Nam
Putin đánh giá cao sự hợp tác quân sự chặt chẽ giữa Nga và Việt Nam

Chúng tôi rất hài lòng với những xu hướng tích cực đã thể hiện đặc biệt rõ ràng trong năm 2017, sau khi ký kết hiệp định thương mại tự do giữa Nga và các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á Âu với Việt Nam, —  ông Vnukov nói. — Trong năm qua kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng kỷ lục 36%, đạt mức 5,2 tỷ USD chưa từng thấy sau năm 1991. Việt Nam chiếm gần 1/3 trong tổng kim ngạch thương mại của Nga với tất cả các nước trong khu vực này. Cụ thể, khối lượng sản phẩm thực phẩm Nga cung cấp cho Việt Nam đã tăng gấp 5 lần.

Tiến bộ đạt được trong năm qua, — Đại sứ nói tiếp, — là một thành tựu đặc biệt quan trọng có chú ý đến tình hình kinh tế đối ngoại không thuận lợi trong thời gian gần đây. Xét theo kết quả của mấy tháng đầu năm nay, Nga và Việt Nam vẫn duy trì xu hướng tích cực của năm ngoái trong mối quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước: đã ghi nhận sự gia tăng hơn 20%.

Expo Việt Nam 2018 - Sputnik Việt Nam
Tích cực tiếp cận thị trường Việt Nam

Trong năm 2017, Việt Nam đã chiếm vị trí hàng đầu trong số các đối tác thương mại của Nga ở Đông Nam Á. Singapore đứng thứ hai với kim ngạch thương mại song phương khoảng 4,5 tỷ đô la. Indonesia với kim ngạch 3,3 tỷ USD đứng thứ ba, vượt trước Thái Lan với kim ngạch 2,2 tỷ USD.

Ông Vnukov lưu ý, trong mấy thập kỷ qua Nga hợp tác rất thành công với Việt Nam trong các lĩnh vực như năng lượng điện, dầu khí và sản xuất máy móc. Và chúng tôi không muốn dừng lại ở đây. Nga đang giới thiệu với các đối tác Việt Nam một số lĩnh vực hợp tác mới.

Ở một đất nước với nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh như Việt Nam, nhu cầu về năng lượng điện ngày càng tăng, — Đại sứ Nga tại Việt Nam nhận xét. — Có chú ý đến quyết định không dễ dàng của phía Việt Nam dừng dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân, chúng tôi đề nghị để các nhà phát triển và nhà sản xuất Nga tham gia vào các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi giới thiệu với các đối tác Việt Nam các loại hóa chất hiện đại nhất phòng trừ sâu cho cây nông nghiệp. Sự đối tác trong lĩnh vực y khoa, thiết bị y tế và thuốc men cũng có triển vọng đầy hứa hẹn.

Khách thăm Triển lãm “Vietnam Expo 2018” nghiên cứu sản phẩm mới nhất – cô gái robot Kiki – của công ty điện tử Nga chuyên về robot điện tử Alfa Robotics - Sputnik Việt Nam
Nga – khách mời được tôn vinh tại “Vietnam Expo 2018”
Những người tham gia Triển lãm Vietnam Expo 2018, mà Nga tham dự trong vai trò "khách mời danh dự", rất quan tâm và hưởng ứng tích cực đến các lĩnh vực hợp tác mà ông Vnukov đã nêu ở trên. Tại gian trưng bày với diện tích 450m2 giới thiệu sản phẩm của hàng chục công ty hàng đầu của Nga với những phát triển mới nhất.

Trong khuôn khổ cuộc triển lãm, Nga và Việt Nam đã khẳng định mối quan tâm chung tới việc phát triển hợp tác trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Phía Việt Nam bày tỏ sự sẵn sàng hỗ trợ các đối tác Nga trong việc tổ chức lễ giới thiệu máy bay Nga "Sukhoi Superjet 100". Và phía Nga đề nghị Việt Nam nghiên cứu khả năng đặt cơ sở lắp ráp máy bay IL-114 tại Việt Nam.

Hoan nghênh những tiến bộ đạt được và các kế hoạch đã đề ra, — Đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov nói, — chúng ta không có quyền làm ngơ trước những "nút thắt cổ chai" trong quan hệ đối tác giữa hai nước. Một yếu tố quan trọng nhất: chúng ta đang thiếu những hiểu biết sâu sắc về tiềm năng và cơ hội của thị trường và cơ cấu kinh doanh của nhau. Có một số lý do cho điều đó, chủ yếu là "gián đoạn" trong quan hệ Nga — Việt trong những năm 1990. Khi đó Nga đã rời khỏi phân khúc thị trường Việt Nam mà Liên bang Xô viết đã chiếm trước đây, và các đối thủ cạnh tranh từ các nước khác ngay lập tức chiếm phân khúc đó. Vì thế, hiện nay nhiệm vụ chung của chúng ta là tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nhân của hai nước chúng ta tìm hiểu về nhau nhiều hơn.

Lễ giới thiệu Nhà thương mại của Tập đoàn Trung tâm xuất khẩu Nga (REC) ở Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Trung tâm xuất khẩu Nga giới thiệu định hướng Nhà thương mại ở TP Hồ Chí Minh
Theo ông Vnukov, Trung tâm thương mại văn hóa "Hà Nội" ở thủ đô Mátxcơva phục vụ tốt cho công tác này. Phía Nga đang tích cực thúc đẩy dự án xây dựng trung tâm tương tự "Mátxcơva" ở Hà Nội. Mới đây, tại thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra lễ giới thiệu định hướng Nhà thương mại của Tập đoàn Trung tâm xuất khẩu Nga (REC) ở Việt Nam. Những người tham dự buổi giới thiệu đã lưu ý, Việt Nam trong Top 10 nước hứa hẹn nhất cho việc mở rộng xuất khẩu của Nga. Trong những ngày này tại thủ đô Nga, Sở Giao dịch Chứng khoán Matxcơva và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác, bao gồm việc trao đổi thông tin về các thị trường tài chính và các sản phẩm của hai nước và chương trình thực tập.

Những lời nói của Tổng thống Putin trong buổi lễ tiếp nhận quốc thư của các đại sứ nước ngoài về việc sự hợp tác Nga-Việt đang trên đà phát triển đánh giá tốt nhất tình hình hiện tại của quan hệ đối tác song phương.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала