Như thường lệ, tổ chức Global Firepower vẫn xây dựng điểm PwrIndx dựa trên 50 thông số có ý nghĩa quyết định đến khả năng đương đầu với chiến tranh thông thường, được thu thập từ CIA và các báo cáo truyền thông để xác định thứ hạng các cường quốc quân sự toàn cầu.
Những yếu tố đó bao gồm tài nguyên, tài chính, sức mạnh Hải — Lục — Không quân, hậu cần, dân số… điểm PwrIndx lý tưởng là 0,0000.
Tuy nhiên năm nay đã có một sự khác biệt đó là tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát tăng lên tới con số 136 so với 128 của năm 2017.
Theo số liệu của năm 2017 thì điểm PwrIndx của Việt Nam là 0,3672 — đứng hạng 16 thế giới. Sang tới năm 2018, khi Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục có sự phát triển cả về chất lẫn lượng như biên chế đủ 6 tàu ngầm Kilo 636, nhận cặp Gepard 3.9 thứ hai, hoàn thành thêm tàu Molniya 1241.8 nội địa… thì đã có kỳ vọng rằng chúng ta sẽ lọt được vào top 15.
Quốc gia xếp trên Việt Nam trong bảng xếp hạng năm 2017 là Israel với điểm PwrIndx cũ là 0,3672 thì năm nay cũng tụt 1 bậc xuống thứ hạng 16, điểm PwrIndx mới của họ là 0,3444.
Đứng dưới Việt Nam trong bảng xếp hạng 2017 là Brazil với điểm PwrIndx cũ là 0,3741 thì năm nay đã tăng vượt bậc lên vị trí thứ 14, điểm PwrIndx mới của quốc gia Nam Mỹ này là 0,3198.
Trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia cũng bị tụt xuống hạng 15 với điểm PwrIndx là 0,3266 nhưng vẫn xếp thứ nhất ASEAN. Hạng 3 ASEAN và thứ 27 thế giới là Thái Lan, điểm PwrIndx của họ là 0,4735, cũng bị giảm sút khá nhiều so với năm 2017.
Các vị trí đứng đầu trong bảng xếp hạng được Global Firepower công bố năm nay không có gì thay đổi khi lần lượt vẫn là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Pháp.
Trong top 10 chỉ có sự khác biệt ở nửa sau khi Anh cùng với Hàn Quốc vươn lên đứng vị trí thứ 6 và 7, đẩy Nhật Bản cùng Thổ Nhĩ Kỳ xuống hạng 8 và 9. Sự góp mặt của Seoul khiến Italy bị văng ra khỏi top 10, thứ hạng của họ bây giờ do Đức nắm giữ.
Theo: Thời Đại