Sự thật về cuộc chiến chống tham nhũng Việt Nam qua góc nhìn quốc tế

Trong nửa đầu nhiệm kỳ khóa XII, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ghi dấu ấn đậm nét trong cuộc chiến chống tham nhũng, chỉnh đốn Đảng với hai từ khóa "lò nóng" và "củi tươi".
Sputnik

Trước thềm Hội nghị Trung ương 7 (khai mạc ngày 7/5), nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng sự nhất quán trong công cuộc chống tham nhũng đã và đang tạo ra hiệu ứng tích cực từ dư luận trong nước cũng như giới đầu tư nước ngoài. Hiệu ứng xã hội sẽ càng lan tỏa hơn nếu như trong thời gian tới, tham nhũng hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp tới người dân và doanh nghiệp tiếp tục được đẩy lùi.

Tham nhũng và lộng hành quyền lực trên chính trường Việt Nam

'Không chỉ xử lý một nhóm quan chức sai phạm'

Đề cập cuộc chiến chống tham nhũng tại Việt Nam trong hai năm qua, giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, nhận định:

"Chống tham nhũng không chỉ là xử lý một nhóm các quan chức sai phạm. Nó còn là giải quyết các lỗ hổng trong hệ thống quản trị, pháp quyền và một nền văn hóa chung chi đã ăn sâu".

Theo ông Thayer, người dân phải chịu đựng những tác động trực tiếp của tham nhũng vặt hàng ngày như chung chi cho quan chức hay cảnh sát giao thông. Ưu tiên hàng đầu người dân muốn thấy trong tương lai là những thói nhũng nhiễu này sẽ chấm dứt.

​Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia

Đồng quan điểm này, giáo sư Dennis McCornac (ĐH Loyola Maryland, Mỹ) cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, giới đầu tư nước ngoài có thể tin tưởng rằng Việt Nam đang quyết tâm đẩy mạnh chống tham nhũng, nhưng những quan ngại của họ về môi trường đầu tư chỉ có thể được gỡ bỏ khi mà môi trường làm ăn hàng ngày không còn nhũng nhiễu, hối lộ. Đây là những điều cốt lõi công cuộc chống tham nhũng cần nhắm tới.

Theo ông McCornac, thái độ của người dân đối với tham nhũng cũng cần thay đổi. Khi còn sinh sống và làm việc tại Việt Nam vào thập niên 1990, ông McCornac thường xuyên phàn nàn về thái độ lái xe bất cẩn của các tài xế. Câu trả lời ông thường nhận được là:

"Việt Nam mà" như thể đó là một phần tất yếu.

Ông kết luận:

"Nhưng rõ ràng là mọi chuyện đã có chuyển biến khi luật pháp nghiêm minh hơn. Hiện nay, khi nói đến văn hóa chung chi, thái độ của mọi người vẫn còn là 'Việt Nam mà'. Khi luật pháp, công cuộc chống tham nhũng đã được triển khai và vào guồng, thái độ này của người dân cũng cần thay đổi theo: Không chấp nhận việc chung chi là một phần tất yếu của cuộc sống nữa".

​Giáo sư Dennis McCornac (ĐH Loyola Maryland, Mỹ) 

Tổng bí thư khẳng định tinh thần xuyên suốt của cuộc đấu tranh.

'Chống tham nhũng không ảnh hưởng đầu tư nước ngoài'

Việt Nam: Không cho “hạ cánh an toàn” với quan chức mắc lỗi tham nhũng
Cuối tháng 3/2018, bị cáo Đinh La Thăng lĩnh 18 năm tù về tội cố ý làm trái trong vụ Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) mất 800 tỷ đồng góp vốn vào Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank).

Bị cáo Đinh La Thăng tự bào chữa tại tòa

Một tuần sau, ông Phan Văn Vĩnh — nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an — bị bắt tạm giam vì bị cho là có hành vi liên quan đến đường dây đánh bạc xuyên quốc gia với số tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Cuối tháng 4/2018, tại phiên tòa phúc thẩm xét xử Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch Oceanbank) và 25 bị cáo, VKSND Cấp cao tại Hà Nội đề nghị y án sơ thẩm chung thân với Thắm.

Hà Văn Thắm (áo anh) và Nguyễn Xuân Sơn (áo trắng) tại phiên tòa chiều 4/5.

Tại phiên họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo khẩn trương khởi tố, điều tra làm rõ hành vi sai phạm của các đối tượng trong vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên Thái Sơn, Bộ Quốc phòng. Một ngày sau, đại tá Bùi Văn Tiệp, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không — Không quân và đại tá Phùng Danh Thắm, Tổng giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn, bị khởi tố.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo chống tham nhũng

Với công cuộc chống tham nhũng đã không chỉ dừng ở một số lĩnh vực như ngân hàng, dầu khí… các chuyên gia cho rằng điều đó cho thấy quyết tâm đi đến cùng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc đẩy lùi tham nhũng và chỉnh đốn Đảng.

Chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí Thư với những đại án lớn của Việt Nam
Ông Miguel Chanco, chuyên gia ASEAN của tổ chức nghiên cứu Economist Intelligence Unit (EIU), nhận định:

"Trước đây có ý kiến cho rằng chiến dịch này chỉ nhắm đến những sai phạm và các cá nhân thuộc PetroVietnam, Oceanbank hay cùng lắm là khu biệt trong lĩnh vực dầu khí và ngân hàng. Thế nhưng, những động thái liên tục gần đây cho thấy những sai phạm ở lĩnh vực quốc phòng, công an và ở cấp tỉnh thành cũng bị xử lý nghiêm khắc".

Ông Chanco bác bỏ quan ngại cho rằng công cuộc chống tham nhũng sẽ làm chùn chân các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về một môi trường chính trị bất ổn:

"Trên thực tế, không có bằng chứng nào cho thấy điều đó. Các con số thống kê đều chứng minh: Đầu tư nước ngoài và các hạng mục đầu tư vẫn tiếp tục ở mức mạnh và ổn định kể từ tháng 12/2016, thời điểm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động công cuộc này"

Theo tiến sĩ Edmund Malesky, trưởng nhóm điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chưa thể kết luận liệu tham nhũng hàng ngày đã thực sự giảm, nhưng ít nhất, những nghiên cứu gần đây cho thấy cảm nhận về tham nhũng của người dân và doanh nghiệp đã có chuyển biến.

Ông Malesky dẫn kết quả tổng hợp từ PCI và Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) để chỉ ra hối lộ vặt và cảm nhận về tham nhũng của người dân cũng như doanh nghiệp đã giảm. Theo ông Malesky, đây chỉ mới là những chuyển biến nhỏ trong bối cảnh tham nhũng còn ở mức cao, nhưng đây là năm đầu tiên kể từ 2010 những chỉ số này bắt đầu giảm.

Ông Malesky kết luận:

"Theo tôi, những nỗ lực của công cuộc chiến tham nhũng đã không chỉ dừng lại ở những vụ bắt giam các cán bộ cao cấp. Đã có những thay đổi về thủ tục hành chính, luật lệ và tiếp cận thông tin. Tất cả đều nhằm giải quyết những hệ quả tiêu cực của tham nhũng đối với cảm nhận người dân. Vẫn còn sớm, nhưng ít ra tôi đã bắt đầu thấy những dấu hiệu tích cực".

'Chống tham nhũng chỉ hiệu quả khi không ngừng nghỉ'

Bên cạnh việc xử lý nghiêm quan chức sai phạm, các chuyên gia cho rằng, công cuộc chống tham nhũng cần nhắm tới minh bạch hơn ở các cơ quan công quyền, xóa bỏ triệt để các loại giấy phép con, thủ tục hành chính rườm rà gây ảnh hưởng nặng lên doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Doanh nghiệp có chi phí chi trả không chính thức

Sau tuyên án, đại án tham nhũng Đinh La Thăng sẽ khép lại?
Bà Catherine Phuong, Trưởng phòng quản trị công của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, nhận định một trong những công cụ hữu hiệu nhất là tiếp tục thực thi mạnh mẽ các chính sách pháp luật phòng chống tham nhũng đã được ban hành.

"Để ngăn ngừa hối lộ, giải pháp cải cách tiền lương cho cán bộ công chức cũng rất đáng được lưu tâm. Đồng thời, cũng cần có thêm nhiều cơ chế để tố cáo và điều tra các vụ tham nhũng", bà Catherine Phuong nói.

Tại Hội nghị trung ương 7 tới đây, đề án Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp sẽ được đưa ra bàn thảo, bên cạnh đề án Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

​Bà Catherine Phuong, Trưởng phòng quản trị công của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam

Đánh giá tình hình tham nhũng ở Việt Nam

Dự báo sẽ còn nhiều vụ tham nhũng khác tiếp tục bị bóc trần trong năm 2018, Giáo sư Thayer đúc kết:

"Các bản án nghiêm khắc đối với quan chức sai phạm sẽ giúp người dân tin rằng Việt Nam đang quyết tâm mạnh mẽ chống tham nhũng. Tuy nhiên, công cuộc chống tham nhũng chỉ thực sự hiệu quả khi nó diễn ra không ngừng nghỉ". 

Nguồn: Zing

 

Thảo luận