"Hỏa tiễn Stalingrad" trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Các sĩ quan Đức phục vụ trong trong đội quân Lê dương là những người đầu tiên dự đoán những đơn vị quân đội Pháp bị bao vây tại Điện Biên Phủ vào mùa xuân năm 1954 sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn; mười năm trước những quân nhân này đã chiến đấu trong hàng ngũ quân đội của Hitler chống lại Liên Xô.
Sputnik

Với tiếng hét thất thanh "Hỏa tiễn Stalingrad!", họ đã ném bỏ vũ khí của mình và trốn sâu trong lòng chiến hào. Đó là cách họ phản ứng với làn đạn từ dàn phóng hỏa tiễn, pháo phản lực Cachiusa của Liên Xô. Nổi danh trong những trận chiến với  phát xít Đức, "Cachiusa" một lần nữa lập công trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tự hào chiến thắng vĩ đại “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"

Chủ tịch Hồ Chí Minh từ hồi tháng 9 và tháng 10 năm 1945 đã gửi thư đến Stalin với lời yêu cầu "bất kỳ sự trợ giúp nào có thể", — nhà sử học Nga Anatoly Sokolov cho biết. — Trong điều kiện lúc đó, khi các cảng của Việt Nam đều nằm trong tay của người Pháp, còn các khu vực phía Nam Trung Quốc do Quốc Dân Đảng kiểm soát, Liên Xô chỉ có thể  hỗ trợ  về tinh thần, về ngoại giao đối với nước cộng hòa non trẻ. Năm 1950, tình hình hoàn toàn thay đổi tận gốc rễ. Vào tháng Một, Trung Quốc, Liên Xô đã lên tiếng công nhận Chính phủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và sau đó — là tất cả các nước dân chủ nhân dân thời đó. Vào những năm đầu thập kỷ 50, những vùng đất phía nam của Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam chuyển sang  thuộc kiểm soát của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ tháng Mười năm 1949. Nhờ đó, các lực lượng yêu nước Việt Nam nhận được lối tiếp cận với các nước thân thiện, còn những những quốc gia này có cơ hội thực sự để hỗ trợ Chính phủ của Ông Hồ Chí Minh một cách đa dạng nhất, trước hết là viện trợ quân sự.

Xe tăng Pháp trong trận Điện Biên Phủ

Sai lầm chiến lược khiến Mỹ thảm bại trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không"
Một vài ngày sau khi Liên Xô công nhận chính thức nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới Moskva để đàm phán về viện trợ của Liên Xô. Thỏa thuận về viện trợ đã đạt được tại cuộc họp của Hồ Chí Minh với giới lãnh đạo tối cao của Liên Xô. Nhà lãnh đạo Liên Xô Iosif Stalin đã đảm bảo với Chủ tịch Hồ Chí Minh Liên Xô sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự cho các lực lượng yêu nước. Theo lệnh của ông, thông qua lãnh thổ của Trung Quốc, đã ngay lập tức gửi vũ khí cho trung đoàn pháo phòng không, và lô hàng xe tải đầu tiên. Ngay sau khi trở về quê hương, ông Hồ Chí Minh kêu gọi giới lãnh đạo Liên Xô gửi thuốc ký ninh bởi vì quân nhân QĐNDVN và nhân dân đang bị bệnh sốt rét hoành hành. Stalin ngay lập tức ra lệnh gửi nửa tấn thuốc có ý nghĩa  sống còn đối với người dân Việt Nam.

Vào tháng 10 năm 1952, — sử gia Nga Anatoly Sokolov tiếp tục - Chủ tịch Hồ Chí Minh lần thứ hai lên đường sang Moskva. Trong chuyến thăm này, lãnh đạo Liên Xô  có tính đến nguyện vọng của Chủ tịch nước Việt Nam, đã phát triển đường hướng chính tiếp tục viện trợ cho VNDCCH trong tương lai. Chỉ ba tuần sau khi Hồ Chí Minh trở về,  Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã thông qua Nghị định về việc cung cấp cho VNDCCH số lượng đáng kể các loại vũ khí và thuốc men. Tổng cộng cho đến tháng Năm 1954, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhận được từ Liên Xô 76 khẩu súng phòng không, một số lượng lớn súng máy và  súng trường Kalashnikov, 685 xe tải và 12  khẩu pháo "Cachiusa".

Lính Pháp dưới chiến hào trong trận Điện Biên Phủ

Theo nhận xét của nhà sử học Việt Nam Nguyễn Thị Hồng Vân, các thiết bị quân sự của Liên Xô đã nhân thêm  nhiều lần sức mạnh và khả năng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam, lực lượng vũ trang đã có thể  tiến hành 8 chiến dịch lớn trên chiến trường ở Bắc Bộ và hoàn thành sứ mệnh giải phóng của mình  với chiến thắng lẫy lừng tại Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954.

Cũng xin lưu ý, những chiếc máy quay mà các nhà quay phim Việt Nam ghi lại cảnh chiến đấu vì Điện Biên Phủ, cũng do Liên Xô chế tạo và đã đến Việt Nam vài tháng trước chiến dịch diễn ra.

Thảo luận