Vụ BS Hoàng Công Lương: Những tiết lộ "động trời"

Trước thềm vụ xét xử diễn ra (ngày 7.5), ngày càng có nhiều bằng chứng có lợi cho BS Hoàng Công Lương, cũng như những nguyên nhân “lắt léo” dẫn đến vụ tai biến y khoa tại đơn nguyên Thận nhân tạo (BV đa khoa tỉnh Hòa Bình) được các luật sư hé lộ.
Sputnik

"Đằng nào mẹ tôi cũng mất rồi, hy vọng sẽ cứu được người còn sống"

Đây là tin nhắn của một người "bí ẩn" gửi đến luật sư Trần Hồng Phúc kèm theo đoạn clip được quay vào thời điểm xảy ra sự cố y khoa sáng ngày 29.5.2017 tại BV đa khoa tỉnh Hòa Bình. Đoạn clip được gửi đến ngay trước khi phiên tòa diễn ra (ngày 7.5).

Tạm giam bác sĩ Lương là chưa thuyết phục

Luật sư Phúc cho biết, chị nhận được đoạn video vào tối ngày 3.5, qua nội dung thì clip chắc chắn là của người nhà bệnh nhân hoặc của người bệnh nào đó có mặt tại thời điểm xảy ra sự cố — thời khắc mà các nạn nhân bắt đầu có biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu nhưng vẫn nói chuyện với người nhà.

"Tôi cũng nhận ra vóc dáng thân quen, hình ảnh rõ nét của BS Hoàng Công Lương trong clip đang làm gì để cấp cứu người bệnh. Bên cạnh là các điều dưỡng viên tất bật và hối hả. Điều này phá tan thông tin dị thường đồn đại BS Lương không có mặt cấp cứu bệnh nhân, thậm chí BS Lương bỏ ra ngoài ăn sáng, uống cà phê..", luật sư Phúc nói.

Người "bí ẩn" đã nhắn với luật sư rằng: "Em gửi cho chị video này là bằng chứng cho BS Lương đang hết sức và làm hết trách nhiệm của mình trong vụ việc cứu các bệnh nhân hôm đó, đang cứu bệnh nhân Huyền trong Cao Phong".

Tin mới nhất về vụ 8 bệnh nhân chạy thận tử vong ở Hòa Bình
Dường như vẫn chưa yên tâm, một ngày sau (ngày 4.5), người này lại tiếp tục nhắn tin:

"Hôm qua mình có gửi cho luật sư Phúc một clip để chứng minh cho BS Lương lúc xảy ra sự việc, BS Lương đã cố gắng cứu bệnh nhân bằng tất cả khả năng nghề nghiệp của mình… Mình nghĩ thôi mẹ mình cũng mất rồi, không lấy lại được, không bằng cứu một người còn sống, tương lai còn dài. Mình đã quyết định gửi clip cho luật sư của BS Lương, nhớ trước đây BS Lương cũng có lần đến nhà chơi ăn cơm cùng gia đình vì bố mình rất quý BS Lương nên mình làm vậy".

"Tôi thực sự xúc động và cay khoé mắt vì tôi hiểu rằng người nhắn tin là con gái của một trong số tám nạn nhân xấu số tử vong ở vụ án này. Chị đã rất đau lòng và không bao giờ muốn đưa ra clip có hình ảnh người mẹ yêu dấu của mình trước lúc đi xa mãi mãi, nhưng để cứu một người đang bị hàm oan, chị ấy đã hành thiện", chị Phúc chia sẻ.

Tình tiết "động trời"

Nên miễn trách nhiệm hình sự cho BS Hoàng Công Lương
Một luật sư khác sẽ tham gia phiên toà bào chữa cho BS Hoàng Công Lương là Lê Văn Thiệp (Đoàn luật sư Hà Nội) mới đây vừa hé lộ một số tình tiết "động trời" trên trang Facebook cá nhân của mình liên quan đến vụ án. Theo luật sư, báo cáo của Phòng Vật tư, BV đa khoa tỉnh Hòa Bình cho thấy, trên cơ sở kiểm tra, đánh giá toàn diện thì phải thay bốn màng lọc thẩm thấu ngược (RO) của hệ thống cung cấp nước tinh khiết dùng cho đơn nguyên chạy Thận nhân tạo.

Tuy nhiên, nếu thay theo yêu cầu thực tế thì giá trị của hợp đồng sẽ vượt quá 100 triệu đồng, mà theo quy định thì với giá trị hợp đồng từ 100 triệu đồng trở lên BV đa khoa tỉnh Hòa Bình phải báo cáo Sở Y tế. Nhưng Giám đốc Bệnh viện và Phòng vật tư đã lách quy định này bằng cách thay hai màng lọc để giá trị Hợp đồng lần thứ 17 chỉ là 99.360.800 đồng (?).

Hai màng lọc còn lại không được thay mới phải dùng axit để tẩy rửa, nhưng phải là loại axit dùng trong y tế nhưng nhân viên công ty Trâm Anh đã dùng loại hóa chất không được dùng trong y tế dẫn đến tám người tử vong.

"Nếu thay đủ bốn màng lọc thẩm thấu ngược (RO) thì không cần phải tẩy rửa gì hết, chỉ việc vận hành và sẽ không có ai tử vong cả. Bên cạnh đó, việc Công ty Trâm Anh, đơn vị không có chức năng và chuyên môn để bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các thiết bị y tế đã "tự nhiên" thực hiện Hợp đồng bảo dưỡng với tư cách nhà thầu phụ của Thiên Sơn đã cho thấy Giám đốc thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, đôn đốc cũng như vai trò quản lý của Lãnh đạo bệnh viện", luật sư Thiệp nói.

Vụ 8 người tử vong vì chạy thận: Vì sao không truy cứu giám đốc?
Cũng theo luật sư Thiệp, việc khám chữa bệnh là tổng thể của rất nhiều khâu, quy trình, công đoạn… và có rất nhiều người tham gia vào việc này, còn bác sĩ điều trị chỉ cần làm tốt công việc của mình. BS Lương không chữa bệnh tại nhà, không khám chữa bệnh ngoài giờ tại Bệnh viện, đây là công việc thường xuyên, liên tục suốt gần 10 năm qua. Không gian làm việc, thời gian làm việc của Bác sỹ phù hợp với quy định của pháp luật về Công chức, Viên chức, phù hợp với nội quy, quy chế làm việc của BVĐK tỉnh Hòa Bình cũng như quy chế khám chữa bệnh được Bộ Y tế ban hành đang có hiệu lực…

"Luật sư chúng tôi sẽ cố gắng hết sức có thể để bảo vệ cho Bác sỹ với những luận cứ, phân tích, biện luận đúng pháp luật, đúng sự thật, đảm bảo tính khách quan, toàn diện, có căn cứ pháp luật để Hội đồng xét xử xem xét và ra bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cũng như các thầy thuốc trên cả nước", luật sư Lê Văn Thiệp khẳng định. 

​Trả lời báo chí, BS Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực (BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình) cho biết: "BS Lương hiện vẫn đi làm bình thường mỗi ngày nhưng những ngày gần đây tâm lý có khác thường. Các đồng nghiệp tại khoa cũng rất lo lắng không biết phiên tòa xử BS Lương sẽ kết thúc thế nào. Tất cả mọi người chỉ mong phiên tòa diễn ra công tâm và việc xét xử đúng pháp luật.

Quyết định của GĐ BV Đa khoa Hòa Bình

Đề nghị tuyên bác sĩ Lương không có tội

Trái với thông thường rằng người nhà người bị hại sẽ yêu cầu xử lý nghiêm minh các bị cáo, điều bất ngờ là phần lớn người nhà của tám nạn nhân tử vong trong sự cố chạy thận khi được hỏi đều mong muốn HĐXX tuyên BS Hoàng Công Lương không có tội.

8 người chết khi chạy thận: Tạm đình chỉ giám đốc BV tỉnh Hòa Bình

"Chúng tôi đến phiên tòa hôm nay, mong muốn lớn nhất là tòa sẽ xử lý đúng người, đúng tội, giải quyết thỏa đáng vấn đề bồi thường dân sự. Thứ nữa là người trực tiếp có mặt tại thời điểm xảy ra sự cố, tôi mong muốn tòa tuyên BS Lương không có tội. BS Lương không phạm tội!" — bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết (con gái nạn nhân Nguyễn Thị Minh, trú TP Thái Bình) nói.

Theo bà Tuyết, tính đến thời điểm hiện tại, phía bệnh viện mới chỉ hỗ trợ các gia đình nạn nhân số tiền 10 triệu đồng sau khi xảy ra sự cố. Dù đã có tới bốn lần ngồi xuống để thỏa thuận nhưng con số bồi thường vẫn chưa được thống nhất. Các gia đình người bị hại không đồng ý với mức tiền mà phía bệnh viện đưa ra.

"Nếu giả sử hôm nay tòa không hoãn, tôi rất mong vụ án sẽ được xét xử công minh, không xử oan người vô tội nhưng cũng không để lọt người có tội, để người thân chúng tôi được yên nghỉ" — bà Tuyết nhấn mạnh.

Nước chạy thận khiến 8 bệnh nhân tử vong có lượng hóa chất cao gấp 260 lần
Cùng chung quan điểm này, bà Nguyễn Thị Thu (mẹ nạn nhân Đinh Thị Thu Hằng, trú TP Thái Bình) cho hay sau khi xem đoạn clip của khoa chạy thận, về BS Hoàng Công Lương, bà đã khóc từ 4 giờ sáng đến lúc bắt đầu rời khỏi nhà để tới tòa. Bà khóc vì thương cảm với sự nhiệt huyết, trách nhiệm trong công việc của vị bác sĩ trẻ tuổi.

"Chúng tôi có con em đã chạy thận ở đó (BV đa khoa tỉnh Hòa Bình) cả chục năm nay, BS Lương với bệnh nhân luôn coi nhau như người nhà. Thời điểm xảy ra sự việc, bác sĩ đã làm hết khả năng, hết trách nhiệm để cứu chữa nạn nhân. Vì thế, tôi nghĩ BS Lương không có tội" — bà Thu nhận định.

Bà Nguyễn Thị Thu ôm di ảnh con gái, khóc lớn trước cửa phòng xử.

Vì sao ông Trương Quý Dương không có mặt?

Được triệu tập tới tòa với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, ông Trương Quý Dương, cựu Giám đốc BV đa khoa tỉnh Hòa Bình và đại diện Công ty CP Dược phẩm Thiên Sơn đều có đơn xin vắng mặt.

Việc này khiến nhiều người nhà nạn nhân tỏ ra không hài lòng, đồng thời đặt câu hỏi về sự vắng mặt nói trên.

Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết cho biết vì luật sư của các bị cáo đều vắng mặt, đại diện BV đa khoa tỉnh Hòa Bình cũng như Công ty CP Dược phẩm Thiên Sơn đều không đến, khiến việc thỏa thuận bồi thường dân sự không đảm bảo, các gia đình người bị hại đã phải thống nhất với luật sư đề nghị hoãn phiên xử.

Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết mong muốn tòa tuyên bác sĩ Lương vô tội.

"Trong lúc các nạn nhân gặp nạn, ông Dương khi đó là người đứng đầu bệnh viện nhưng không trực tiếp có lời chia buồn nào. Trong tất cả bốn lần gặp gỡ giữa bệnh viện và các gia đình, ông cũng không hề có mặt. Nguyện vọng của gia đình tôi là việc ông Dương với vị trí giám đốc khi còn đương chức phải có trách nhiệm chính" — bà Nguyệt cho hay.

Lạ lùng: Vụ 7 tử vong khi chạy thận, đúng quy trình…vẫn chết
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thu nói không hiểu vì sao ông Dương lại không có mặt. Theo bà, vị này phải là người chịu trách nhiệm cao nhất vì là người chịu trách nhiệm ký hợp đồng với Công ty Thiên Sơn. Bà đề nghị trong phiên xử mở lại tới đây, ông Trương Quý Dương và địa diện Công ty Thiên Sơn phải có mặt.

"Tôi cũng mong muốn sớm được giải quyết vấn đề bồi thường dân sự. Con tôi là nạn nhân trẻ tuổi nhất trong số tám người xấu số. Ngày mẹ mất, con gái của nó (nạn nhân Đinh Thị Thu Hằng) mới học lớp 9, cuộc sống đảo lộn khiến cháu bị ảnh hưởng rất nhiều" — bà Thu khóc lớn trước cửa phòng xét xử.

Đứng nép một góc sau khi tòa tuyên hoãn, chị Bùi Thị Tiện (trú huyện Cao Phong) mắt vẫn đỏ hoe. Chị bảo sắp xếp công việc từ nhiều ngày nay để dự tòa nhưng lại phải dời sang ngày khác.

Chị đã ba lần đến BV đa khoa tỉnh Hòa Bình để yêu cầu bồi thường nhưng vẫn chưa thống nhất kết quả. Trước khi vào viện chạy thận, chồng chị là nhân lực chính trong gia đình. Kể từ khi anh mất, mấy mẹ con gặp rất nhiều khó khăn cả về kinh tế lẫn đời sống tinh thần.

Và chị cũng mong muốn BS Lương được tuyên không có tội. Dù chồng chị không được BS Lương trực tiếp điều trị nhiều nhưng qua lời kể của nhiều người, chị biết đây là một vị bác sĩ có trách nhiệm và tâm huyết với nghề.

Tổng hợp: Báo Văn Hóa, Pháp Luật TP.HCM

Thảo luận