Nên miễn trách nhiệm hình sự cho BS Hoàng Công Lương

Đăng ký
Câu chuyện BS Hoàng Công Lương bị truy tố hình sự vẫn khiến nhiều bác sĩ cho rằng không thỏa đáng và trên mạng xã hội nhiều bác sĩ bày tỏ quan điểm ủng hộ BS Hoàng Công Lương vô tội.

BS Lương không phải nguyên nhân gây hậu quả

BS Trần Văn Phúc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội cho rằng nút thắt trong quyết định truy tố Bs Lương, đó chính là yếu tố khách quan cấu thành tội phạm, mà không gì khác là phải phân tích đúng về mối quan hệ nhân quả phải chỉ ra được nguyên nhân trực tiếp là gì và hậu quả của nguyên nhân ấy là gì?

Điều dưỡng viên vận hành máy chạy thận cho bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa thành phố Hoà Bình. - Sputnik Việt Nam
Vụ 8 người tử vong vì chạy thận: Vì sao không truy cứu giám đốc?

Theo BS Phúc nguyên nhân trực tiếp gây nên hậu quả làm chết 8 bệnh nhân, là do nước lọc thận có pH rất thấp, độ dẫn điện cao, hàm lượng Florua cao đến 260 lần so với mức cho phép. Đó là kết luận giám định của Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an.

Người chịu trách nhiệm để xảy ra sự việc tồn dư hóa chất trong nước lọc làm cho 8 bệnh nhân chết và 2 bệnh nhân nặng đó phải là người trực tiếp sửa chữa và cán bộ kĩ thuật có nhiệm vụ kiểm tra giám sát.

Quy chế Khám bệnh Chữa bệnh của Bộ Y tế quy định Bs. Lương chỉ phải chịu trách nhiệm với y lệnh của mình, chứ không phải chịu trách nhiệm với chất lượng thiết bị, vật tư y tế, sinh dược phẩm được bệnh viện tiếp nhận với các giao dịch hợp pháp.

Cái sai của Bs. Lương là không chờ biên bản bàn giao thiết bị! Nhưng…

Cả bên sửa chữa cũng như bên giám sát đều thông báo đã hoàn thành công việc. Nên với một người bác sĩ chủ yếu tập trung vào chuyên môn, thì cái biên bản kia chỉ còn là tờ giấy để hoàn tất thủ tục hành chính.

TS, bác sĩ Trương Quý Dương - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình - nhận trách nhiệm về sự cố y khoa tại bệnh viện này. - Sputnik Việt Nam
8 người chết khi chạy thận: Tạm đình chỉ giám đốc BV tỉnh Hòa Bình
Giả sử Bs.Lương có trong tay biên bản bàn giao thiết bị, nếu quá trình chạy thận vẫn diễn ra sau đó, chắc chắn bệnh nhân cũng sẽ chết. Điều này rất có ý nghĩa trong việc xác định yếu tố khách quan cấu thành tội phạm. Rõ ràng việc Bs. Lương ra y lệnh chạy thận khi chưa có biên bản, thì đó không phải là nguyên nhân dẫn đến hậu quả làm 8 bệnh nhân phải chết.

Tờ biên bản bàn giao thiết bị có vai trò quan trọng là giúp Bs. Lương đá được quả bóng trách nhiệm sang hẳn phía Bùi Mạnh Quốc và Trần Văn Sơn. Tờ biên bản ấy không làm thay đổi bản chất của vụ án.

Theo BS Phúc với 2 lí do vừa phân tích, đã đủ đi đến kết luận, yếu tố khách quan cấu thành tội phạm là không thỏa đáng với trường hợp của Bs. Hoàng Công Lương.

Chủ quan cũng không thỏa đáng 
Ngoài ra, yếu tố chủ quan trong vụ việc này, theo phân tích của bác sĩ Phúc khi tiếp nhận thông tin hệ thống máy đã sửa xong, Bs. Lương đã vội vã đưa ra quyết định chạy thận mà không chờ biên bản bàn giao thiết bị, điều đó phản ánh thói quen bao lâu nay cán bộ y tế vẫn quen làm như vậy.

Bác sĩ chỉ được đào tạo để cứu người, không được phép hại người.

Nước chạy thận khiến 8 bệnh nhân tử vong có lượng hóa chất cao gấp 260 lần - Sputnik Việt Nam
Nước chạy thận khiến 8 bệnh nhân tử vong có lượng hóa chất cao gấp 260 lần
Bs. Lương nhận được những lời khẳng định hệ thống đã sửa xong và chạy tốt, anh chỉ biết tin vào lời nói của những con người cụ thể, chứ bản thân Bs. Lương không được đào tạo để nhận biết chất lượng nước RO có gây nguy hiểm cho bệnh nhân hay không.

Như vậy, tai biến 8 bệnh nhân tử vong nằm ngoài khả năng nhận thức, ngoài sự hiểu biết, ngoài tiên lượng của Bs. Lương. Tai biến không phải do Bs. Lương biết trước nhưng quá tự tin vào bản thân, cố ý thực hiện.

Động cơ và mục đích của việc ra quyết định nhanh chóng đưa bệnh nhân vào chạy thận nhân tạo, đó chỉ nhằm giúp đỡ bệnh nhân, khắc phục quá tải công việc ở tại Khoa Hồi sức tích cực; Bs Lương không có động cơ và mục đích cá nhân nào khác.

Vì vậy, yếu tố chủ quan cấu thành tội phạm là không thỏa đáng trong trường hợp của Bs. Hoàng Công Lương.
Trong khi đó, Luật hình sự đưa ra 4 yếu tố bắt buộc để cấu thành tội phạm:
— Khách thể của tội phạm
— Mặt khách quan của tội phạm
— Mặt chủ quan của tội phạm
— Chủ thể của hành vi tội phạm

Khi có 2 yếu tố (Mặt khác quan của tội phạm + Mặt chủ quan của tội pham) đều không thỏa mãn, thì theo logic 2 yếu tố còn lại là (Khách thể của tội phạm + Chủ thể của hành vi tội phạm) sẽ trở nên vô nghĩa.

Như vậy, việc dựa vào hành vi Bs. Hoàng Công Lương chỉ định chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân khi chưa có biên bản bàn giao thiết bị, để từ đó suy luận thành tội Thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Bệnh nhân nặng còn lại đang được điều trị tại BV Đa khoa Hoà Bình - Sputnik Việt Nam
Lạ lùng: Vụ 7 tử vong khi chạy thận, đúng quy trình…vẫn chết
Thực tế trong bệnh viện, Bs Lương hay bất kì bác sĩ nào khác, họ chỉ có thể làm những điều gì tốt cho bệnh nhân, tai biến luôn nằm ngoài ý muốn của họ. Đó là sự an ủi khi Bs. Lương thực hiện nghĩa vụ quen thuộc của người bác sĩ, bởi 8 cái chết là điều quá kinh khủng, nó sẽ ám ảnh không chỉ với Bs. Lương, mà với cả cộng đồng bác sĩ như một bài học đau đớn.

Đó chính là lí do để các nước trên thế giới trước khi đưa ra quyết định truy tố bác sĩ, cơ quan thực thi pháp luật luôn phải tham khảo ý kiến của các hiệp hội chuyên môn, phải quan tâm đến cảm xúc và dư luận của những người làm nghề y.

Theo BS Phúc, BS Hoàng Công Lương hay cộng đồng y khoa sẽ không thể làm sống lại 8 bệnh nhân; và những lời xin lỗi sẽ không bao giờ là đủ. Nhưng bất kể thời khắc nào nhớ đến vụ việc, chúng tôi rất muốn được xin lỗi và gửi lời chia buồn tới gia đình của cả 8 bệnh nhân, mong nhận được sự chia sẻ cảm thông của xã hội.

"Bản thân tôi đề nghị VKSND tỉnh Hòa Bình hủy bỏ quyết định truy tố Bs Lương" — BS Phúc nhấn mạnh.

Theo: Infonet

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала