Theo ông, ngay cả các thiết bị điện tử của Mỹ, bao gồm cả chip và vi mạch của Mỹ hoặc Đài Loan, cũng được lắp ráp tại Trung Quốc. Do đó, việc cấm xuất khẩu hoặc đánh thuế các bộ phận công nghệ cao và các thành phần xuất khẩu chắc chắn sẽ khiến giá bán sản phẩm tăng cao, và tất nhiên, sẽ đánh vào người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Lần này cuộc đàm phán không mang lại nhiều kết quả, vì vậy trong tương lai gần Hoa Kỳ có thể thực hiện kế hoạch được công bố trước đây - áp thuế quan trị giá 50 tỷ USD lên các hàng hóa Trung Quốc mà sau đó có thể lên tổng cộng 150 tỷ USD, cũng như hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào các ngành công nghệ của Mỹ. Tuy nhiên, các biện pháp hạn chế như vậy sẽ gây hại cho cả hai bên —Trung Quốc và Mỹ, ông Morris Chang lưu ý. Trung Quốc vẫn là "công xưởng của thế giới". Phần lớn sản phẩm công nghệ cao, bao gồm cả iPhone, dù được phát triển ở những nước khác, nhưng vẫn được lắp ráp ở Trung Quốc. Có nghĩa là, việc áp thuế đối với những linh kiện, ví dụ, các bộ phận được cung cấp cho Trung Quốc để lắp ráp iPhone, khiến giá bán sản phẩm tăng cao hơn.
Cả hai kịch bản đều là khó khăn cho cả bên. Trung Quốc đã tích hợp chuỗi cung ứng toàn cầu. Nếu hoạt động một mình, cả Trung Quốc và Mỹ không đạt được nhiều kết quả. Đây là ý kiến của chuyên gia Bian Yongzu của Trung tâm Nghiên cứu Tài chính thuộc Trường Đại học Nhân Dân Trung Quốc.
"Nền kinh tế thế giới là một thể thống nhất. Không một quốc gia nào có thể một mình phát triển các công nghệ cao. Ví dụ, chip và vi mạch được sử dụng rất rộng rãi: trong máy tính, điện thoại thông minh, đường sắt tốc độ cao — trên thực tế trong tất cả các lĩnh vực công nghệ cao. Song, Hoa Kỳ không thể sản xuất thành phần cho tất cả các ngành công nghiệp công nghệ cao trên toàn thế giới. Trung Quốc cũng không thể làm như vậy. Trung Quốc đạt được tiến bộ trong chuỗi giá trị trên thế giới. Đất nước chúng tôi từ "công xưởng của thế giới" đang biến thành nhà thiết kế thế giới hoặc nhà tích hợp thế giới. Trung Quốc tích hợp những thành tựu của Hoa Kỳ, Hàn Quốc và các nước khác, và áp dụng các thành tựu đó trong thành phẩm. Trên thực tế, người tiêu dùng không cần chip hoặc vi mạnh mà cần đến thành phẩm. Vì thế, có ít khả năng các công ty Mỹ sẽ hưởng lợi từ việc hạn chế sự phát triển công nghệ của Trung Quốc. Trung Quốc có nguồn thông tin tuyệt vời, hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và các xu hướng toàn cầu mới nhất".
"Từ quan điểm kỹ thuật, Trung Quốc có đủ khả năng thay thế hàng nhập khẩu, có cả vốn và công nghệ. Dù vấn đề này không thể được giải quyết ngay lập tức, cuối cùng Trung Quốc sẽ giải quyết vấn đề này. Nhưng, khả năng làm điều gì đó, và sự lựa chọn: làm hay không làm — đây là hai vấn đề khác nhau. Trong điều kiện toàn cầu hóa, đất nước không nhất thiết phải tự sản xuất một cái gì đó, ngay cả khi có khả năng làm như vậy. Tốt hơn cả là thiết lập sự hợp tác. Nếu mỗi nước tận dụng đúng lợi thế cạnh tranh của mình thì sẽ đạt được kết quả tốt nhất.