Bộ Quốc phòng Nga nói về quả tên lửa với động cơ mà Ủy ban điều tra trưng ra trong vụ MH17

MATXCƠVA (Sputnik) - Tất cả các tên lửa có động cơ mà Ủy ban Hà Lan điều tra vụ rơi máy bay Boeing MH17 của Malaysia ở miền đông Ukraina trưng ra, đều đã bị thanh lý từ sau năm 2011, - Bộ Quốc phòng Nga thông báo.
Sputnik

Bộ Quốc phòng cho biết, số seri trên quả tên lửa dường như đã bắn rơi máy bay cho thấyrằng tên lửa được sản xuất vào năm 1986 tại Liên Xô. Cần chú ý rằng xí nghiệp sản xuất có thể kéo dài thời hạn chế tạo thêm 5 năm nữa, nhưng không được quá hai lần.

Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ cáo buộc Nga liên quan trong vụ tai nạn Boeing MH17

"Sau 25 năm vận hành hệ thống tên lửa "Buk" thuộc diện không sử dụng và cần thanh lý không có ngoại lệ. Việc tiếp tục sử dụng sản phẩm này, trước hết vì sự không an toàn của động cơ đẩy, là đe dọa trực tiếp với sinh mệnh của các quân nhân. Giới hạn vận hành tên lửa với động cơ mà Ủy ban Hà Lan trưng ra hôm thứ Năm tuần trước,  là đến năm  2011 (1986 + 25), sau đó toàn bộ tên lửa của loạt xuất xưởng đều bị thu hồi, tháo dỡ  và gửi đi thanh lý", — thông cáo nói rõ.

"Trong tương quan này, hiển nhiên tất cả các đơn vị phòng không Nga đều đã và đang nhận được vũ khí tên lửa cần thiết và hữu dụng từ một xí nghiệp-nhà sản xuất duy nhất bố trí ở Nga", — cơ quan quân sự Nga cho biết thêm

Ngày 24 tháng 5 nhóm điều tra quốc tế có nhiệm vụ tìm ra nguyên nhân vụ rơi máy bay Boeing ở khu vực miền đông Ukraina đã xác định rằng tên lửa phòng không "Buk" được cho rằng đã bắn hạ chiếc MH17 là tên lửa của lực lượng vũ trang Nga.

Ông Putin bình luận về kết quả điều tra vụ tai nạn máy bay MH17
Người đứng đầu bộ phận điều tra của cảnh sát quốc gia Hà Lan Wilbert Paulissen cho biết, nhóm điều tra quốc tế đã xác định rằng tên lửa "Buk", được cho là bắn hạ chiếc máy bay chở khách của Malaysia, thuộc sở hữu của đơn vị tên lửa phòng không 53, lực lượng vũ trang Nga. Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ cáo buộc Nga liên quan trong vụ tai nạn Boeing MH17.

Chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia trong khi thực hiện chuyến bay từ Amsterdam tới Kuala Lumpur đã bị rơi vào ngày 17 tháng 7 năm 2014 gần Donetsk ở miền đông Ukraina. Trên máy bay có tất cả 298 người, họ đều tử vong.

Kiev cáo buộc lực lượng dân quân đã bắn rơi máy bay, còn những người này tuyên bố rằng không có trong tay thiết bị để bắn máy bay ở độ cao như vậy. Trong báo cáo của nhóm điều tra quốc tế đưa ra lời khẳng định rằng tên lửa Buk đã bắn hạ chiếc Boeing được chuyển tới từ Nga.

Matxcơva tuyên bố về sự thiên vị của cuộc điều tra vì các kết luận chỉ dựa trên dữ liệu nhận được từ phía Ukraina. Các thí nghiệm do tập đoàn "Almaz-Antey" thực hiện cũng khẳng định rằng chiếc Boeing bị bắn rơi từ khu vực lãnh thổ do quân đội Ukraina kiểm soát.

 

Thảo luận