Những bài học kinh nghiệm của Việt Nam vẫn có ý nghĩa sâu sắc

Các đại biểu tham gia Hội thảo quốc tế được tổ chức tại Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông Nga đã tập trung chú ý đến hai sự kiện xảy ra nửa thế kỷ trước và đã đi vào lịch sử không chỉ của nước Việt Nam mà còn có tầm cỡ thế giới.
Sputnik

Đó là Tổng tiến công năm 1968 ở miền Nam Việt Nam và mốc khai mạc cuộc đàm phán Paris. Hai sự kiến dẫn đến việc ký kết thỏa thuận về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

Nhiều năm trôi qua, nhưng các chuyên gia vẫn quan tâm và nghiên cứu các sự kiện này, — nhà khoa học chính trị Nga Grigory Lokshin tuyên bố khi phát biểu tại Hội thảo quốc tế ở Matxcơva.

Chiến dịch Hồ Chí Minh và sự thất bại của Cục Tình báo trung ương Mỹ

Cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ ở Việt Nam vào những năm 1960-1970, — ông nói — là cuộc xung đột quân sự lớn nhất trong nửa cuối thế kỷ XX. Nhiều quốc gia đã tham gia cuộc xung đột này bằng cách này hay cách khác, và cuộc chiến Việt Nam đã là một mối đe dọa lớn cho toàn thế giới. Do đó, ngày nay không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Nga và các nước khác đã đứng về phía Việt Nam cũng như tại Hoa Kỳ người ta nhắc nhở về các sự kiện mùa xuân năm 1968 đã đánh dấu bước ngoạt trong quá trình chiến tranh. Ở Mỹ có rất nhiều cuốn sách, trong đó những cựu chiến binh Mỹ cáo buộc lẫn nhau và quả quyết rằng, nếu làm theo cách khác thì kết quả sẽ hoàn toàn khác. Điều này cho thấy rằng, Hoa Kỳ vẫn chưa rút ra kết luận đúng đắn từ thất bại lớn nhất trong lịch sử chiến tranh của nước Mỹ. Cuộc phiêu lưu của Mỹ ở Việt Nam một lần nữa cho thấy rằng, các vấn đề chính trị không thể được giải quyết bằng phương pháp chiến tranh xâm lược.

Vào mùa xuân năm 1968 Mỹ phải hứng chịu thất bại, đây là kết quả của Tổng tiến công do lực lượng giải phóng tổ chức ở Sài Gòn, Huế và hàng trăm địa điểm khác ở miền Nam Việt Nam, cùng với trận đánh nghi binh chiến lược tại căn cứ Khe Sanh của Mỹ, — nhà khoa học Nga nói tiếp. — Về mặt chính trị, Tổng tiến công đã làm thay đổi tâm trí công chúng Mỹ. Tại Hoa Kỳ đã xuất hiện phong trào chống chiến tranh Việt Nam, những nhà hoạt động như Martin Luther King và Jane Fonda đã tích cực tham gia phong trào này. Kết quả là, Tổng thống Lyndon Johnson buộc phải hướng tới phía Việt Nam yêu cầu bắt đầu cuộc đàm phán, với điều kiện Mỹ đơn phương ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam tính từ vĩ tuyến 20 trở ra. Cuối cùng, cuộc đàm phán dẫn đến việc Mỹ rút quân khỏi Việt Nam.

Chiến thắng này của Việt Nam có tầm quan trọng lịch sử to lớn, những bài học của nó vẫn có ý nghĩa sâu sắc, — ông Yevgeny Kobelev, chuyên gia hàng đầu của Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn Đông, nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Hội thảo ở Matxcơva.

Hồ Chí Minh của chúng tôi

Ông Kobelev nói, vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát triển chiến lược quân sự thiên tài: tiến hành cuộc chiến kéo dài, và tìm kiếm các đồng minh đáng tin cậy. Chiến lược này đã mang lại kết quả trong quá trình cuộc kháng chiến thứ nhất. Và khi Hoa Kỳ bắt đầu cuộc chiến trên không chống lại miền Bắc Việt Nam, các nhà lãnh đạo của Liên Xô và Việt Nam đã từ bỏ tất cả những bất đồng ý kiến tồn tại vào thời điểm đó, và Liên Xô bắt đầu cung cấp viện trợ quân sự quy mô lớn để giúp Việt Nam trong những năm chiến tranh. Điều không kém quan trọng là ban lãnh đạo của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã sử dụng đúng và khéo kết hợp ba hình thức đấu tranh: quân sự, chính trị và ngoại giao, — ông Kobelev tuyên bố.

Hai tác giả Việt Nam gửi báo cáo tham gia Hội thảo quốc tế ở Matxcơva là TS Đặng Kim Oanh, Tổng Biên tập Tạp chí Lịch sử Đảng của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, và PGS.TS Nguyễn Thị Mai Hoa, phó giáo sư của Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong báo cáo có đoạn phân tích thái độ của hai đồng minh chính của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ — Liên Xô và Trung Quốc — đối với cuộc đàm phán Paris.

Hai tác giả khẳng định rằng, khác với Liên Xô, Trung Quốc không muốn Việt Nam đàm phán, còn Liên Xô hết sức hoan nghênh đàm phán Paris. Hơn nữa, sau khi ký kết Hiệp định Paris, đặc biệt khi Việt Nam tiến hành Tổng tiến công mùa Xuân 1975, Liên Xô quyết định viện trợ bổ sung không hoàn lại, đã gửi sang Việt Nam các đoàn tàu chở nhiên liệu, thực phẩm, máy bay chiến đấu, các tên lửa "Strela" và tên lửa chống tăng "Malyutka". Khác với Liên Xô, tuy tán thành Việt Nam ký kết Hiệp định Paris, nhưng Trung Quốc không muốn Việt Nam sớm thống nhất đất nước, muốn duy trì nguyên trạng Đông Dương, khuyên  Việt Nam nên nghỉ ngơi một thời gian. Khi quân và dân Việt Nam mở chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy tháng  4-1975, Trung Quốc không đồng tình, lấy lý do "nếu Việt Nam giải phóng Sài Gòn thì Mỹ sẽ đưa quân trở lại, — hai nhà nghiên cứu của Việt Nam nhận định.

Kỷ niệm 128 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Phạm Tuấn Anh, Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, người có mặt tại hội thảo, đánh giá cao các báo cáo được trình bày tại đó.

Tôi sinh ra sau các sự kiện đang được thảo luận tại hội thảo, — ông lưu ý, — sau ngày thống nhất đất nước Việt Nam. Và, có vẻ, tôi biết rất nhiều điều về các sự kiện năm 1968 từ sách giáo khoa và các ấn phẩm khoa học. Tuy nhiên, hôm nay, khi nghe báo cáo của các nhà khoa học Nga, tôi học được rất nhiều điều mới về những sự kiện đó. Tôi rất vui mừng thấy rằng, các chuyên gia Nga đang nghiên cứu những bài học của cuộc kháng chiến chống Mỹ, những kinh nghiệm tổ chức cuộc đàm phán Paris. Những cuộc nghiên cứu như vậy của các nhà khoa học Nga là một cái nhìn khách quan từ bên ngoài, điều đó là rất quan trọng và hữu ích cho những người Việt Nam thuộc thế hệ sinh ra và lớn lên trong giai đoạn đất nước thống nhất, cho tất cả những người quan tâm đến lịch sử Việt Nam.

Thảo luận