Ngày 24/8/2016, Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã công bố 2.500 "Bản tin thường nhật dành cho tổng thống" (President's Daily Brief — PDB), tương đương 28.000 trang tài liệu, hé lộ chi tiết về nhiều sự kiện lịch sử.
Trong đó có Chiến dịch Hồ Chí Minh một mốc son chói lọi đã đi vào những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Do hiềm khích với CIA nên ngoài các dịp lễ lạt, Nixon chưa bao giờ gặp riêng ba đời giám đốc CIA cũng như chẳng bao giờ thèm đọc các PDB mà chuyển thẳng chúng đến Cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger, người sẽ tóm lược các thông tin quan trọng và tự mình báo cáo tổng thống.
Ngoài hiềm khích với CIA, một lý do khác khiến Nixon ngán đọc các PDB có lẽ xuất phát từ việc đa số chúng chỉ báo cáo toàn các tin tức mà tổng thống Mỹ chẳng muốn nghe thấy. Một trong những chủ đề đó là chiến tranh Việt Nam.
Sau khi Nixon quyết định triển khai lực lượng Mỹ xâm nhập lãnh thổ Campuchia để truy quét lực lượng quân giải phóng vào tháng 4/1970, CIA báo cáo rằng các cuộc hành quân đó là một thất bại. Quân giải phóng đã rời bỏ các căn cứ dọc biên giới và rút vào sâu hơn trong lãnh thổ Campuchia.
Trong PDB ngày 04/6/1970, CIA viết rằng các thông tin tình báo về hoạt động liên lạc "cung cấp một bức tranh gần như hoàn chỉnh về các chuyển động của 11 trung đoàn… nhưng không phải tất cả, sự tái bố trí đó dường như chỉ là phản ứng của Việt Minh trước ý định của kẻ địch trong việc tránh giao chiến để rút về những khu vực an toàn hơn".
Khác với người tiền nhiệm, Tổng thống Ford nhận trực tiếp PDB từ một sĩ quan CIA, người thường đứng bên cạnh để ông hỏi nếu cần thêm thông tin.
American soldiers boarding their Huey helicopters. Northeast of Saigon, Vietnam, 1966. Photo by Henri Huet. pic.twitter.com/lulG5tBr18
— History In Pictures (@HistoryInPics) 2 февраля 2014 г.
Lính Mỹ và dàn trực thăng Hoa Kỳ đổ bộ xuống Sài Gòn năm 1966
Nội dung các PDB vào đầu năm 1975 cho thấy Sài Gòn và phương Tây dường như bất ngờ trước đà tiến vũ bão của quân giải phóng trong chiến dịch mùa xuân.
PDB vào ngày 01/3/1975 báo cáo, lực lượng miền Bắc đã xâm nhập ồ ạt vào miền Nam trong tháng trước, và lưu ý rằng "nỗ lực xâm nhập của Hà Nội diễn ra nhiều hơn gấp 3 lần so với năm trước… tập trung vào di chuyển nhân lực đến các tỉnh xung quanh Sài Gòn và cao nguyên".
Đến ngày 06/3/1975, Ford nhận được thông tin về đợt bùng phát giao tranh ở cao nguyên, điều này cho thấy chiến dịch mùa xuân của miền Bắc đã bắt đầu. PDB này cũng đánh giá các trận chiến khốc liệt sẽ nổ ra ở những nơi khác.
On This Day. 1975: Gerald Ford ordered the evacuation of the U.S. Embassy in Saigon — a humiliating end to the Vietnam War (1) pic.twitter.com/gO921t4DP4
— West Wing Reports (@WestWingReport) 29 апреля 2017 г.
Bức ảnh về cuộc sơ tán của người Mỹ khỏi Sài Gòn năm 1975
Và cuối cùng, sự sụp đổ của Sài Gòn đã được báo hiệu bằng một PDB vào trung tuần tháng 3/1975, trong đó viết,
"Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu vừa ra lệnh triệt thoái khỏi cao nguyên trung phần".
Các PDB sau đó mô tả tình hình càng ngày càng xấu đi ở miền Nam, khi hết thành phố này đến thành phố khác lần lượt rơi vào tay quân giải phóng.
PDB ngày 28/3/1975 lưu ý, "Sài Gòn đang vội vã vạch ra các kế hoạch tái bố trí 4 sư đoàn Nam Việt bị bao vây ở các tỉnh phía bắc. Tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng, không tin là có thể giữ được Đà Nẵng… Sự sụp đổ của quân chính phủ ở 2/3 lãnh thổ ở miền Bắc của Nam Việt xảy ra với tốc độ thảm họa vẫn chưa được ghi nhận ở Sài Gòn".
Đến ngày 29/3, PDB báo cáo Đà Nẵng đã thất thủ. Một tháng sau, Washington bắt đầu chiến dịch di tản khẩn cấp người Mỹ khỏi Sài Gòn.
Các PDB kế tiếp mô tả về sự tan rã không thể tránh khỏi của quân lực miền Nam. Trong những ngày cuối cùng, cứ mỗi buổi sáng, tướng Brent Scowcroft, Phó cố vấn an ninh quốc gia, lại báo cáo về quá trình chuẩn bị cho việc di tản.
Ngày 30/4/1975, một PBD được đặt lên bàn Tổng thống Ford, mở đầu bằng câu, "Lá cờ Chính phủ Cách mạng Lâm thời của Việt Cộng đã được kéo lên bên trên dinh tổng thống vào 12 giờ 15 phút ngày hôm nay giờ Sài Gòn, đánh dấu sự chấm dứt 30 năm chiến tranh ở VN".
Nguồn: Báo Đất Việt