Chuyên gia quân sự: Máy bay F-35 của Mỹ đã và sẽ không thể trở thành “ngôi sao”

Cơ quan kiểm soát của Hoa Kỳ tìm thấy khoảng một ngàn nhược điểm của máy bay chiến đấu F-35. Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia hàng không Dmitry Drozdenko đã chia sẻ ý kiến của ông về nguyên nhân dẫn đến thất bại của dự án tiêu tốn một khối lượng tiền đầu tư khổng lồ.
Sputnik

Cơ quan Kiểm soát và Ngân sách (GAO) của Hoa Kỳ đã báo cáo về 966 các "sai sót dễ nhận thấy" trong dự án chế tạo máy bay chiến đấu F-35 thế hệ thứ năm.

Ủy ban kiểm tra ngân sách Hoa Kỳ tìm thấy gần 1000 lỗi trong máy bay chiến đấu F-35
Bản báo cáo thường niên của cơ quan này về kết quả thực hiện dự án ghi nhận, trong số 966 khiếm khuyết được xác định vào hồi tháng 1, có hơn 110 thiếu sót thuộc loại 1, nghĩa là "có thể ảnh hưởng tiêu cực tới độ tin cậy, mức độ an ninh hoặc các yêu cầu quan trọng khác" đối với hoạt động của máy bay. Liên quan tới vấn đề này, cơ quan kiểm soát khuyến cáo các chuyên gia quân sự cần phải loại bỏ những thiếu sót quan trọng trước khi cho sản xuất hàng loạt loại máy bay chiến đấu này.

Hoa Kỳ đã cung cấp một lô phi cơ chiến đấu F-35A (đây là phiên bản F-35 đơn giản nhất về mặt công nghệ và rẻ tiền nhất) cho lực lượng phòng không Nhật Bản. Trong tháng này, Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng sẽ nhận được từ Mỹ chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đầu tiên.

F-35 Lightning II là máy bay chiến đấu thứ hai được sản xuất hàng loạt sau F-22 Raptor. Chương trình phát triển máy bay chiến đấu F-35 ngốn của Mỹ khoản tiền chừng 1,5 nghìn tỉ đô la.

Dự án do công ty Lockheed Martin phát triển. Ngoài Mỹ, tham gia vào dự án còn có 8 nước — Úc, Anh, Đan Mạch, Ý, Canada, Hà Lan, Na Uy và Thổ Nhĩ Kỳ.

F-35 “vượt mọi thời tiết” nằm lì ở Mỹ vì xấu trời

Trong một cuộc phỏng vấn do Sputnik thực hiện với phó tổng biên tập tạp chí "Arsenal Otechestva", chuyên gia trong lĩnh vực hàng không Dmitry Drozdenko lưu ý, bất chấp mọi nỗ lực, máy bay F-35 vẫn không trở thành "ngôi sao".

"Bản thân F-35 là một cỗ máy phức tạp, là sự hợp nhất các công nghệ khác nhau của các nước tham gia dự án, và các công nghệ này thường "xung đột" với nhau. Mà "vênh" về công nghệ không chỉ ở cấp độ quan trọng, ví dụ như phần mềm không phù hợp với các phương tiện hủy diệt, hay động cơ trục trặc, hay hệ thống cứu hộ có vấn đề, ví dụ ghế phóng hay hệ thống tạo ô xy không hoàn hảo. Xung đột công nghệ ở đây còn ở mức độ vật liệu, mà rõ ràng là vật liệu được dùng đương nhiên phải là tốt nhất. Tới mức buồn cười là có cả hiện tượng ăn mòn. Ngoài ra, nếu có chi tiết gì trong máy bay bị hỏng hóc, mà chuyện này xảy ra khá thường xuyên, thì không dễ gì nhận được phụ tùng thay thế từ nhà sản xuất. Tóm lại, máy bay có vấn đề ngay cả trong việc bảo dưỡng. Nghĩa là đã tiêu tốn một số tiền khổng lồ mà máy bay vẫn không trở thành "ngôi sao". Và có quan điểm cho rằng, sẽ không bao giờ có điều này "- ông Dmitry Drozdenko cho biết.

Thảo luận