Ba thông điệp quan trọng của Thủ tướng từ câu chuyện về dự Luật đặc khu

Sáng nay, Chính phủ đã phát đi thông báo đã thống nhất với Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt từ Kỳ họp thứ 5 sang Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV.
Sputnik

Trước đó, tại hành lang Quốc hội, ĐB Hoàng Văn Cường (Hà Nội) khẳng định: Trong phần trao đổi của Thủ tướng, tôi thấy có 3 thông điệp rất rõ ràng:

"Luật Đặc khu", "làn sóng khủng khiếp" và sự lắng nghe của Thủ tướng Việt Nam

Thông điệp thứ nhất, đó là quyết tâm thành lập 3 đặc khu nhưng cương quyết không đánh đổi yếu tố an ninh, chủ quyền, môi trường và an sinh xã hội để lấy sự phát triển. Thủ tướng cũng chỉ rõ phải lường trước, tính trước tất cả các nguy cơ có thể lợi dụng những chính sách, ưu đãi trong việc thu hút đầu tư để làm nguy hại đến chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ.

Thông điệp thứ 2, Thủ tướng cũng khẳng định tư tưởng của Chính phủ kiến tạo, đó là Chính phủ, Thủ tướng quan tâm, lắng nghe ý kiến của cử tri với tinh thần vui mừng khi Thủ tướng nói rằng "đây không phải là ý kiến đóng góp cho một vấn đề đặt ra, mà nó thể hiện tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nước của cử tri".

ĐBQH Hoàng Văn Cường

Chúng ta vội thông qua dự luật về các đặc khu để làm gì?
Thủ tướng cũng chỉ rõ thời hạn với cho thuê đất không phải là việc nhượng tô, nhượng địa để người đầu tư muốn làm gì thì làm, mà đây là thời hạn mong muốn đối với một số dự án thực sự đặc biệt để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư cơ bản, dài hạn. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nói rằng nếu như cử tri và nhân dân vẫn băn khoăn và không đồng tình thì Chính phủ cũng sẵn sàng đề nghị Quốc hội xem lại việc này.

Như vậy, qua đây cho thấy thái độ của Thủ tướng là rất cầu thị và những quyết định của Chính phủ là những quyết định thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do dân, vì dân.

Thông điệp thứ 3 cũng thấy rất rõ, đó là Thủ tướng rất mong có sự đổi mới, cải cách đột phá mà trong đó mấu chốt quan trọng nhất là đổi mới về thể chế hành chính. Tuy nhiên, để giải quyết được vấn đề đột phá về đổi mới thể chế hành chính thì Chính phủ không thể tự mình giải quyết được, điều này Chính phủ đặt kỳ vọng vào sự đóng của từng ĐBQH vào Quốc hội trong việc tạo lập thể chế về mặt pháp lý để làm cơ sở xây dựng một Chính phủ hành động, một Chính phủ kiến tạo, giúp cho những mục tiêu đặt ra của Chính phủ sẽ được thực hiện.

Luật Đặc khu và chuyện ‘chia rẽ quan hệ giữa ta với Trung Quốc’
Chúng ta cũng nhìn thấy việc thông qua 3 đặc khu cũng không phải chỉ để phát triển cho 3 đặc khu, mà sẽ tạo ra những thể chế mới, cơ chế mới để từ đó chúng ta sẽ tạo ra sự phát triển cho các khu vực khác của đất nước.

Rõ ràng, để dự luật Đơn vị hành chính — kinh tế đặc biệt được thông qua, trách nhiệm trước hết ban soạn thảo cần phải lắng nghe, tiếp thu những ý kiến mà bấy lâu nay ĐB đang góp ý và đồng thời các ĐBQH cũng phải biết cân nhắc rất thận trọng và thể hiện trách nhiệm của mình đối với sự phát triển của đất nước, chứ không phải chỉ là cảm nghĩ cá nhân của mình là muốn hay không muốn.

Theo: Báo Diễn đàn Doanh nghiệp

Thảo luận