'Tài năng như Bộ trưởng mà không dám từ chức?'

ĐBQH: "Tài năng như vị trí của một bộ trưởng nhưng không dám nhận năng lực lãnh đạo quản lý của mình kém, không dám hiên ngang tuyên bố nếu còn để xảy ra sai sót sẽ từ chức mà tất cả là công việc chung của Chính phủ, Quốc hội, abc,...”
Sputnik

Chiều 11-6, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

Nghĩ về lời xin lỗi của Thủ tướng, Tổng Bí thư và Bộ trưởng Thể

Khẳng định đây là dự luật quan trọng, ĐB Ksor H'Bơ Khăp (Gia Lai) đề nghị luật này phải được sửa toàn diện với tinh thần không vội vàng, có thể xem xét qua 3 kỳ họp để ban soạn thảo có thời gian điều kiện nghiên cứu, tiếp thu nhằm đảm bảo hiệu quả khi cho ra lò một sản phẩm không theo tư duy nhiệm kỳ.

Dẫn câu thơ của Bác Hồ: "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên", vị ĐB nhận định: Trong thời gian qua, tôi nhận thấy, Bộ GD&ĐT gần như buông lỏng hai chữ giáo dục mà chỉ lao vào tập trung cho hai chữ đào tạo. Với các vấn đề liên quan tới các vấn đề bạo lực học đường khiến các đại biểu lo lắng tột cùng, đạo đức học đường xuống cấp.

Trong nhiệm kỳ của mình Bộ trưởng Nhạ đã làm được gì?
Bà nói: Chúng ta có từng nghĩ, tại sao đất nước đang ngày một phát triển mà đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp. Nguyên nhân từ đâu, do ai và ai là người phải chịu trách nhiệm cho mâu thuẫn này.

"Bản thân tôi nhận thức đây không phải trách nhiệm của riêng ai. Ai được sinh ra trong cuộc sống này cũng muốn mình là người tốt, người giỏi. Nhìn thẳng vào sự thật, ta thấy hiện nay, nhà nhà đào tạo thủ tướng, trường trường đào tạo bộ trưởng".

Bà tiếp: Kết quả là, học sinh chưa vào lớp 1 đã thuộc bảng cửu chương và nói tiếng nước ngoài như gió để thi tuyển đầu vào lớp 1. Lên cấp 2 thì giỏi toàn diện cả văn toán, ngoại ngữ với thang điểm tuyệt đối.

ĐB Quốc hội Ksor H’Bơ Khăp lo lắng về việc đạo đức trong một số bộ phận dân chúng đang xuống cấp.

"Vào cấp 3 thì thuộc sử người như chính mình được sinh ra và lớn lên tại xứ sở ấy nhưng chả mảy may suy nghĩ cha ông đã đổ máu để giành độc lập dân tộc để bây giờ mình cầm cờ người đi tham gia biểu tình, gây rối trật tự an ninh hay về nhà đội khăn màn rồi đập phá bàn thờ tổ tiên của ông bà…", vị đại biểu này dẫn chứng.

Bộ trưởng Nhạ! Đừng làm Quốc hội tốn thời gian thêm nữa
ĐB Ksor H'Bơ Khăp cũng cho rằng có những người ưu tú hơn nữa học các nghề giáo viên, bác sĩ. Đây là những nghề trong đời ai cũng ít nhất một lần có liên quan. Nhưng thầy cô vẫn có những người yêu thương học sinh tới mức cách gõ thước lên đầu học sinh kèm theo câu nói: "Học ngu thế này làm sao sau này thay cha". Bác sĩ cũng có những người hành nghề với mục đích kiếm tiền nên bệnh nhân đau một thì sẽ vẽ ra 10.

"Tôi đề nghị hai ngành này điểm tuyển đầu vào phải cao như trước đây không phải đại trà như hiện nay. Và rồi, tài năng như vị trí của một bộ trưởng nhưng không dám nhận năng lực lãnh đạo quản lý của mình kém, không dám hiên ngang tuyên bố nếu còn để xảy ra sai sót sẽ từ chức mà tất cả là công việc chung của Chính phủ, Quốc hội, abc,…", vị đại biểu thẳng thắn.

Trong dự thảo luận, tại khoản 1 điều 27 có nêu, mục tiêu giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN và trách nhiệm của công dân.

Đại biểu nói: "Vâng, giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới. Và đây là nội dung tôi thấy tâm đắc nhất khi đọc cả dự thảo luật. Nguy cơ của Việt Nam bây giờ là chỉ quan tâm tới trí tuệ mà bỏ qua cảm xúc. Giá trị cảm xúc chúng ta đừng quên rằng khiến con người khác với con vật khác là có cảm xúc.

Đại cục của con dân đất Việt là gì?
Nếu chúng ta tiếp tục tiến hóa theo cái cách như vài năm vừa qua qua xu hướng mà giáo dục đang đi thì chả mấy chốc con cháu chúng ta trở thành những con robot vô cảm, thiếu lòng tự tôn dân tộc, sống vị kỷ cá nhân, không dám tự chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của mình trước cộng đồng và pháp luật….", đại biểu này cảnh báo.

Trong thời gian trả lời chất vấn, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thường xuyên nhắc đi nhắc lại việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, học sinh khi các đại biểu chất vấn các vấn nạn của học đường nhưng không đưa ra phương án giáo dục cải thiện đạo đức cho học sinh và giáo viên. Vì vậy, đại biểu này kiến nghị ban soạn thảo tiếp thu nghiêm túc ý kiến của ĐBQH và cử tri cả nước để hoàn thiện dự luật một cách có hiệu quả với mục đích rõ ràng về bốn chữ giáo dục và đào tạo. Không phải để chăm chăm cho việc khai thác tạo ra đồng tiền thông qua các chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục.

Theo: PLO

Thảo luận