Phải làm sao để dân hiểu, dân tin Đảng, tin Nhà nước?

Phải thấu hiểu lòng dân, lắng nghe ý kiến của dân, phải nói cho dân hiểu, phải làm cho dân tin. Đó là điều cốt lõi làm cho dân tin Đảng, tin Nhà nước để dân yên tâm trở lại.bà Bùi Thị Thanh, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam bày tỏ ý kiến về những cuộc tụ tập đông người vừa qua.
Sputnik

Với danh nghĩa bảo vệ chủ quyền, bày tỏ lòng yêu nước, phản đối việc thông qua Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu), những ngày vừa qua, người dân đã tụ tập ở một số địa phương như Tp HCM, Bình Dương, Bình Thuận. Trong đó, có những cuộc tụ tập gây mất an ninh trật tự, thậm chí có những đối tượng quá khích đập phá trụ sở Ủy ban nhân dân, đốt ô tô, tài sản… Tất cả các vấn đề này cần được nhìn nhận ra sao?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ lắng nghe nhân dân

Khi cần bày tỏ chính kiến trước các vấn đề lớn, nhạy cảm của đất nước, kể cả là ý kiến phản đối, không đồng tình, người dân cần thể hiện qua phương thức nào cho hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật?

Chương trình Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet có cuộc trao đổi với bà Bùi Thị Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa bà, từ góc nhìn của Mặt trận tổ quốc — nơi đại diện cho các tổ chức chính trị-xã hội và các các tầng lớp nhân dân, nơi nhân dân gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của mình, bà nhìn nhận thế nào về sự việc tụ tập đông người với các hành vi biểu tình trái phép tại một số địa phương trong những ngày vừa qua?

Nhà báo Phạm Huyền và bà Bùi Thị Thanh, PCT UBTW MTTVN

"Đập phá không thể gọi là yêu nước!": Có kẻ giấu mặt cho dân tiền để "bạo động"
Bà Bùi Thị Thanh: Từ ngày 10/6, trên một số địa bàn đã xảy ra tình trạng tụ tập đông người, biểu tình, đập phá tài sản công dân như ở Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ… Người dân ngăn chặn xe trên đường quốc lộ và có những hình ảnh rất đau xót như đập phá trụ sở UBND, đốt xe ô tô…. Thực sự, chúng tôi cảm thấy rất đau lòng. Việc làm đó không chỉ gây thiệt hại đến kinh tế mà còn ảnh hưởng tới trật tự an ninh trên địa bàn.

Có thể nói, những hành vi như vậy là vi phạm pháp luật. Nguyên nhân sơ bộ ban đầu là do một số lực lượng, phần tử xấu đã lợi dụng việc Quốc hội bàn dự thảo Luật Đặc khu, lợi dụng lòng yêu nước của người dân để lôi kéo người dân tham gia vào các cuộc biểu tình đó.

Thực tế, chính những người tham gia biểu tình cơ bản lại không nắm được đầy đủ các thông tin về dự Luật Đặc khu một cách chi tiết, cụ thể như Chính phủ, Quốc hội đang bàn. Chính vì thiếu thông tin hoặc do nắm bắt thông tin không đầy đủ nên đã dẫn tới có tình trạng hiểu lệch lạc, khiến phần tử cơ hội, phần tử xấu lợi dụng và lôi kéo người dân có những hành vi như vậy.

Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa: Người dân hãy bình tĩnh và tỉnh táo
Nhà báo Phạm Huyền: Lắng nghe ý kiến của nhân dân về dự luật, Chính phủ đã trình Quốc hội lùi thời hạn xem xét thông qua Luật này. Thế nhưng những cuộc tụ tập với biểu ngữ "phản đối đặc khu" vẫn cứ diễn ra. Bà có phân tích ra sao về diễn biến của một sự việc được mang danh là "yêu nước" như vậy?

Bà Bùi Thị Thanh: Mỗi người dân đều có lòng yêu nước. Tuy nhiên, việc tụ tập những ngày qua, tôi cho rằng, người dân đã bị lợi dụng và vô tình, người dân trở thành công cụ cho kẻ xấu kích động gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.

Tôi nghĩ rằng, Chính phủ, Quốc hội đã rất cầu thị lắng nghe ý kiến của nhân dân, đã bàn bạc, thảo luận đề điều chỉnh thời hạn thuê đất cho dự án ở đặc khu, lùi thời hạn thông qua luật vào kỳ sau. Thế nhưng, những người bị kích động chưa thấy được nội dung đó, chưa nắm bắt được thông tin đó, hoặc bị chính phần tử xấu tuyên truyền méo mó thông tin đi. Tôi thấy rằng, nếu người dân cứ tập trung quá vào việc biểu tình này, không có thời gian tập trung cho lao động sản xuất thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chính đời sống của người dân.

Bà Bùi Thị Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam

Cảnh sát cơ động Bình Thuận “kiềm chế, tránh gây đổ máu cho người dân”
Nhà báo Phạm Huyền: Việc lan truyền các thông tin thật- giả trong thời đại mạng xã hội bùng nổ là khá dễ dàng. Vậy đâu là thông tin tiếp cận đúng và người dân làm thế nào để bày tỏ được thái độ, chính kiến, sự tâm huyết của mình đối với các vấn đề lớn của đất nước, để được trực tiếp lãnh đạo Đảng, Nhà nước lắng nghe? Theo bà, có cơ chế nào cho việc này?

Bà Bùi Thị Thanh: Thực tế, tất cả mọi người dân Việt Nam có lòng yêu nước, đều có quyền thể hiện chính kiến của mình trước các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Có những chính sách đang là dự thảo, người dân tham gia ý kiến xây dựng để chính sách đó góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của người dân.

Để thể hiện được điều đó, tôi nghĩ người dân có nhiều kênh thông tin để tham khảo. Ví dụ thông tin từ các báo cáo viên, từ các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các kênh thông tin chính thống của Đảng, Nhà nước và cả các trang mạng xã hội cũng là một kênh tham khảo.

ĐB Dương Trung Quốc nói về vụ dân biểu tình: 'Sự việc hôm qua là bài học cho chúng ta'
Tuy nhiên, có lẽ do chúng ta chưa có định hướng bằng các tài liệu tuyên truyền chính thống, để người dân hiểu biết sâu hơn về lĩnh vực được quan tâm. Vì vậy, nhiều người bị lợi dụng, dễ tin theo các trang mạng xã hội với các thông tin suy diễn, lệnh lạc và bị các trang mạng xã hội lôi kéo theo.

Mặt trận tổ quốc có kênh cho người dân tham gia góp ý. Các hình thức tổ chức lắng nghe góp ý của dân do các địa phương thực hiện.

Chúng tôi cũng xin ý kiến thông qua các tổ chức thành viên của Mặt trận, và các tổ chức thành viên này cũng lấy ý kiến góp ý từ đoàn viên, hội viên để tổng hợp lại.

Qua hệ thống mặt trận các cấp, đều có sự phối hợp tiếp xúc với các tầng lớp nhân dân, các đại biểu, cử tri để lắng nghe góp ý của người dân. Trên cơ sở đó, chúng tôi báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng như các cơ quan soạn thảo các dự án, dự thảo chính sách, các chủ trương lớn của Nhà nước liên quan quyền lợi hợp pháp của người dân.

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam kêu gọi 'người dân bình tĩnh, tin vào quyết định của Nhà nước'
Nhà báo Phạm Huyền: Liên quan Luật Đặc khu, đa số người dân xuất phát từ mong muốn rằng, việc phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ quốc gia. Ở đây có sự khác biệt về góc nhìn, quan điểm giữa người dân và những nhà làm chính sách về một vấn đề lớn. Vậy bà đánh giá ra sao về cách thức giải quyết sự khác biệt này cho thực sự hài hòa "ý Đảng, lòng dân"? Chúng ta phải rút ra bài học kinh nghiệm ra sao ở đây?

Bà Bùi Thị Thanh: Phải khẳng định rằng, các chủ trương chính sách lớn của Đảng, Nhà nước và bất kỳ một chủ trương nào từ khâu dự thảo đến lúc ban hành đi vào thực tiễn, không phải lúc nào cũng nhận được 100% ý kiến đồng thuận của người dân.

Tuy nhiên, ta phải quan tâm việc đa số người dân đồng thuận là ở nội dung nào? Ta cũng cần quan tâm ý kiến trái chiều để phân tích kỹ, các ý kiến này có thể đóng góp ra sao cho chính chúng ta trong quá trình soạn thảo các dự án luật, chính sách.

Đối với các nhà nghiên cứu, chuyên gia, mỗi người có một lĩnh vực khác nhau, có các góc nhìn, phân tích trên khía cạnh khác nhau và đưa ra các nhận định. Có thể có nhận định trùng với nhà soạn thảo luật nhưng cũng có những nhận định là khác biệt. Vậy cách thức tốt nhất là cần ngồi lại với nhau, lắng nghe để phân tích, truyền tải lại thông tin, nghe người dân phản biện và ta tiếp tục thảo luận để từ đó, đạt được sự đồng thuận.

Bàn tay ma sau những vụ bạo loạn: Ai sẽ trả lời cho chúng ta những câu hỏi ở Bình Thuận?
Tôi cho rằng cần có cách thức như thế.

Những người dân quan tâm đến đến các chính sách, chủ trương của Nhà nước, liên quan quyền và lợi ích hợp pháp của người dân thì không phải chỉ biểu tình, chỉ phản đối, chỉ đập phá mới là hình thức để phản đối. Người dân có thể sử dụng các hình thức như hội họp, góp ý kiến qua nhiều kênh được cho phép.

Còn các hình thức như vừa rồi, lan truyền thông tin kích động, tụ tập biểu tình gây rối, đập phá, chặn đường thì rõ ràng là hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng tới chính cuộc sống của người dân.

Nhà báo Phạm Huyền: Vậy trong bối cảnh hiện nay, phát triển gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia, người dân nên làm gì để thể hiện được lòng yêu nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc?

Bà Bùi Thị Thanh: Trước tình hình như hiện nay, đặc biệt các mạng xã hội lan truyền thông tin rất nhanh, người dân muốn thể hiện tình yêu nước của mình thì không phải cứ lên mạng kêu gọi mà có thể thể hiện bằng nhiều cách. Thứ nhất, ta cần biết tiếng nói nào trên mạng xã hội thực sự là đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân, an ninh, toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ quốc gia.

Lòng yêu nước cũng cần thể hiện đúng lúc, đúng chỗ, đúng quy định. Nếu có bất cứ một sự thể hiện nào trái với quy định của Nhà nước, của luật pháp thì đều là vi phạm pháp luật và cần phải xử lý.

Người biểu tình đốt xe máy tại Trụ sở UBND Bình Thuận, phản đối thông qua luật Đặc khu tại Việt Nam

Ai đứng sau vụ hàng ngàn người quá khích đập phá trụ sở UBND Bình Thuận?
Để tiếp tục đạt được sự đồng thuận, tôi nghĩ cần phải tăng cường hơn nữa trao đổi cung cấp thông tin cho người dân, phải tăng cường tuyên truyền để người dân cảnh giác trước các âm mưu của các thế lực thù địch, của kẻ xấu để từ đó, có được sự đồng thuận cao nhất trong lòng dân.

Nhà báo Phạm Huyền: Vậy theo bà làm thế nào giải quyết tận gốc vấn đề này, tránh trường hợp tương tự tái diễn trong tương lai?

Bà Bùi Thị Thanh: Trước tình hình diễn ra như vừa rồi, trước tiên, ta phải tiếp tục tư tưởng của Bác Hồ và các chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là phải dựa vào dân, phải thấu hiểu lòng dân, lắng nghe ý kiến của dân, phải nói cho dân hiểu, phải làm cho dân tin. Đó là cốt lõi làm cho dân tin Đảng, tin Nhà nước để dân yên tâm trở lại.

Trước mắt, phải làm tốt công tác phối hợp tuyên truyền, vận động, giải thích để người dân hiểu đúng về sự cần thiết ban hành Luật Đặc khu và các dự án luật khác.

Bộ trưởng Tô Lâm: Sẵn sàng lực lượng xử lý các đối tượng manh động
Phải để người dân thấy được chính việc bị lôi kéo, kích động đã ảnh hưởng trực tiếp tới chính cuộc sống của mình. Chúng ta cũng cần phải tổ chức các cuộc đối thoại, tọa đàm, để người dân trao đổi thông tin, phản ứng tâm tư nguyên vọng để mình lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đó, rồi phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục phân tích, nhận định đưa ra các giải pháp cho phù hợp.

Mỗi người dân cần nhận thức sâu sắc hơn các chủ trương của Đảng, Nhà nước để thể hiện lòng yêu nước của mình cho trúng, cho đúng, tránh tình trạng bị lợi dụng, bị kích động.

Trong thời điểm này, không có cách nào khác, trước tiên là làm cho người dân ổn định, tạo sự đoàn kết, thống nhất từ làng bản thôn xóm, tạo sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, trong dân, như thế mới phát huy được sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

Nguồn: VietNamNet

Thảo luận