Chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc và khối công nghiệp quốc phòng

Việc mở cuộc điều tra về tội tham nhũng đối với ông Sun Bo, tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu (CSIC) lớn nhất của Trung Quốc có lẽ là vụ bê bối om sòm nhất trong thập kỷ này.
Sputnik

Trong số các thành viên của CSIC có các xưởng đóng tàu tại Đại Liên, nơi đã xây dựng các tàu sân bay đầu tiên củaTrung Quốc và hãng đóng tàu Bohai, nơi đang xây dựng các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc. Liệu vụ Sun Bo có thể ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các chương trình phòng thủ quan trọng này không? Phóng viên "Sputnik" nêu câu hỏi này với chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin.

Trung Quốc bất ngờ điều tra ông chủ tập đoàn đóng tàu sân bay
Ông Kashin trả lời: Có lẽ đây là vụ tham nhũng nghiêm trọng nhất có liên quan đến nhân sự cấp cao quản lý 10 tập đoàn công nghiệp quốc phòng lớn nhất của Trung Quốc kể từ năm 2009, khi Tổng giám đốc của Tập đoàn hạt nhân quốc gia Trung Quốc Zhang Zhixin bị điều tra tham nhũng.

Ông Sun Bo là nhân vật số 2 ở CSIS, chỉ sau Chủ tịch Hu Wenming, phụ trách công tác quản lý hoạt động của công ty. CSIC đã được thành lập trong thời gian cải cách ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc trong năm 1999 và được giao quyền kiểm soát các nhà máy đóng tàu nhà nước ở miền bắc và miền trung của Trung Quốc. Tập đoàn đóng tàu lớn thứ hai của Trung Quốc —  CSSC —  kiểm soát các công ty đóng tàu lớn nhất tại Thượng Hải và Quảng Châu.

Mặc dù CSIC và CSSC đều có quy chế tập đoàn công nghiệp- quân sự, hoạt động doanh nghiệp của chúng có quy mô lớn hơn nhiều, và phân khúc quân sự chỉ đóng một vai trò nhỏ trong đó. Năm ngoái CSIC đã đạt lợi nhuận hơn 50 tỷ USD, tập đoàn CSSC — 30 tỷ USD. Hai tập đoàn này dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực đóng tàu thương mại. Do đó, hiện chưa rõ liệu những hành vi tội phạm của bị cáo Sun Bo có liên quan đến việc thực hiện các hợp đồng quốc phòng hay không.

Trung Quốc muốn có tàu sân bay hạt nhân trong 7 năm nữa

Ngành đóng tàu thương mại hàng loạt phụ thuộc rất nhiều vào những gì đang diễn biến trong nền thương mại quốc tế. Trong mấy năm gần đây thị trường tàu dân sự của Trung Quốc bị dư thừa, giảm doanh thu trong bối cảnh thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm hơn và sự cạnh tranh đang gia tăng với các công ty đóng tàu của Hàn Quốc. Trên thực tế, phân khúc quân sự trong hoạt động kinh doanh của CSIC và CSSC không có vấn đề nhờ các đơn đặt hàng của Hải quân Trung Quốc.

Vào cuối tháng Ba — đầu tháng Tư, một số phương tiện truyền thông quốc tế đã đưa tin rằng, CSSC và CSIC có ý định hợp nhất lại với nhau thành một công ty. Như đã dự kiến, cuối cùng ở Trung Quốc sẽ xuất hiện một tập đoàn đóng tàu lớn nhất thế giới vượt trội các đối thủ cạnh tranh từ Hàn Quốc như Hyundai Heavy, Samsung Heavy và Daewoo Shipbuilding. Những tin đồn này lập tức được sự cộng hưởng quy mô lớn và thậm chí gây ra sự sụt giảm ngắn hạn của cổ phiếu các công ty Hàn Quốc và tăng trưởng cổ phiếu của CSSC và CSIC. Tuy nhiên, sau sự im lặng kéo dài một vài ngày, hai công ty Trung Quốc đã bác bỏ thông tin về ý định hợp nhất lại.

Trung Quốc cần công nghệ lặn sâu để làm gì?

Xét theo mọi việc, trong những tháng gần đây, chính phủ Trung Quốc tích cực nghiên cứu những phương án khác nhau để tái cơ cấu ngành công nghiệp đóng tàu, trước hết để giải quyết các vấn đề của ngành đóng tàu dân sự. Có vẻ là trong phân khúc quân sự mọi việc đều trôi chảy.

Tuy nhiên,  không loại trừ khả năng, những vấn đề kinh tế của ngành đóng tàu và kế hoạch tái cơ cấu ngành này làm gia tăng những mưu đồ trong ban quản lý, ngoài ra đã gia tăng số lượng đợt thanh tra khác nhau, kết quả là đã mở cuộc điều tra về tội tham nhũng đối với ông Sun Bo. Nhưng, vụ bắt ông để điều tra tham nhũng không tạo cơ sở để rút ra bất kỳ kết luận về số phận của các chương trình quốc phòng có sự tham gia của ông, ví dụ như chương trình tàu sân bay.

Thảo luận