"Củi tươi, củi khô" đã vào lò và quyết tâm chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam

Hai năm qua, cuộc đấu tranh chống tham nhũng đã bước sang giai đoạn quyết liệt, trở thành một xu thế không thể đảo ngược, thể hiện quyết tâm và sức mạnh rất lớn của cả hệ thống chính trị, xoá tan mọi nghi ngờ về cái gọi là “vùng cấm” trong lĩnh vực này.
Sputnik

Cứ nhìn vào các vụ đại án phức tạp đã và đang được đẩy nhanh điều tra, xét xử thì thấy, trong đó không chỉ có nguyên lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp, các ngân hàng lớn mà còn có cả lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước cũng bị trừng phạt nghiêm khắc.

Rất hồn nhiên: Ông Thăng đề nghị tòa tuyên vô tội

Điều này là minh chứng rõ ràng cho thấy công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng đã được chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ và đạt hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong 2 năm vừa qua. Kết quả này cũng đồng thời chứng minh chống tham nhũng không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể đó là ai.

Những vụ án gây thất thoát hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỉ đồng của nhà nước đã lần lượt được đưa ra ánh sáng công lý. Trong số 58 vụ án, 36 vụ việc tham nhũng kinh tế nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương theo dõi chỉ đạo kiểm tra thì đến nay đã kết thúc điều tra, truy tố, đưa ra xét xử sơ thẩm 35 vụ án, 440 bị cáo với các bản án nghiêm khắc, đúng quy định của pháp luật. Trong đó tuyên phạt 11 bị cáo án tử hình, 20 bị cáo tù chung thân. Chỉ tính riêng từ đầu nhiệm kỳ đến nay đưa ra xét xử sơ thẩm 21 vụ, 263 bị can, trong đó 3 bị cáo có án tử hình, 9 bị có án chung thân.

Ông Đinh La Thăng và các bị cáo tại tòa

Quan tham, xe sang Lexus và những vali tiền bí mật
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an dẫn chứng, số vụ án được đưa ra xét xử trong 2 năm qua nhiều gấp 3 lần và số tiền thu lại được, nhiều gấp 40 lần trong 20 năm gần đây.

Số liệu sống động này cho thấy Trung ương đã thể hiện quyết tâm nhất quán, quyết liệt trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực đến kết quả cuối cùng và cuộc đấu tranh cam go này đã có những kết quả tích cực, mang tính bước ngoặt.

Cuộc sống thực tiễn chỉ ra rằng, quyết tâm và biện pháp mạnh mẽ bao nhiêu thì âm mưu và thủ đoạn chống đối của kẻ tham nhũng càng lớn bấy nhiêu. Bởi vậy, nếu như phòng ngừa tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, thì trách nhiệm phát hiện và xử lý tham nhũng được tập trung chủ yếu vào một số cơ quan có chức năng thanh tra, điều tra, kiểm toán, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng. Người ta thường nói, để chống tham nhũng hiệu quả thì cần có bàn tay sắt, nhưng trước hết đó phải là bàn tay sạch, phải chống tham nhũng chính ngay trong các cơ quan chống tham nhũng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và sự quyết liệt trong phòng, chống tham nhũng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và minh chứng của "Người đốt lò vĩ đại"
Nhìn lại cuộc đấu tranh trường kỳ chống tham nhũng sẽ thấy, tham nhũng là hành vi nguy hiểm cao và thường được thực hiện một cách tinh vi, bởi kẻ tham nhũng vốn là người có trình độ chuyên môn, có vị trí, địa vị trong xã hội, thậm chí còn có các mối quan hệ thân thiết với những người có chức vụ quyền hạn rất cao trong bộ máy nhà nước. Để có thể thực hiện hành vi tham nhũng, kẻ tham nhũng không chỉ có lòng ham muốn vật chất, mà phải có quyền lực. Người có quyền lực dù ít cũng có thể tham nhũng, nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ từ cơ chế xã hội và cộng đồng. Quyền lực mà chúng ta đề cập ở đây là quyền lực chính trị — chính là thứ quyền lực mà một cá nhân nào đó đạt được, hoặc đoạt được trong quá trình vươn lên nắm quyền lãnh đạo, quản lý, điều hành xã hội, hoặc một nhóm người bị ảnh hưởng, chi phối về lợi ích trong xã hội. 

Những đặc điểm này khiến cho việc phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng khó khăn hơn rất nhiều so với các đối tượng phạm tội khác.

Nhà triết học khai sáng Montesquieue đã từng khuyến cáo:

"Mọi người có quyền lực đều có xu hướng lạm dụng quyền lực".

Sự thật về cuộc chiến chống tham nhũng Việt Nam qua góc nhìn quốc tế
Điều này có nghĩa tham nhũng gắn với quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị, còn nhà  nước thì còn tham nhũng. Nhưng mức độ tham nhũng đến đâu lại phụ thuộc vào cách quản lý, sự  kiểm soát quyền lực và các giải pháp phòng, chống tham nhũng của đất  nước đó. Trên thế giới, dù ở các mức độ khác nhau, nhưng không có quốc gia nào không có tham nhũng. Lực lượng lãnh đạo và chính quyền các nước đều xác định đây là cuộc đấu tranh lâu dài, có ý nghĩa chiến lược và cần phải thắng lợi từng bước.

Bởi vậy, muốn chống tham nhũng có kết quả, thì trước tiên Đảng và Chính phủ phải có quyết tâm chính trị và đường lối chính trị đúng đắn, phù hợp; mặt khác kiên quyết chống tham nhũng nhưng phải giữ vững ổn định chính trị — xã hội cần thiết cho sự phát triển.

Soi nhìn lại 2 năm qua cam go vừa qua, càng khẳng định rằng, chỉ khi những người có trọng trách trong cuộc chiến chống tham nhũng thật sự bản lĩnh, thật sự liêm chính và biết tôn trọng thần linh pháp quyền thì mới có thể giữ được mình, mới có thể ngăn được các đồng chí của mình không dám tham nhũng.

Theo: VietNamNet (Tiêu đề đã được đặt lại), đồ họa VNMedia

Thảo luận