"Lấy kỷ luật Đảng thay xử lý hình sự là tổn thương uy tín Đảng"

Quan điểm được nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc về phòng chống tham nhũng ngày 25-6 - "kỷ luật của Đảng phải nghiêm hơn pháp luật" - nhận được sự đồng tình của cán bộ, Đảng viên.
Sputnik

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Bá Sơn — phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Đà Nẵng — nhận định một số ít vụ việc gần đây có tình trạng áp dụng kỷ luật Đảng để thay thế, làm nhẹ cho hình thức xử lý về mặt pháp luật đối với đảng viên vi phạm là điều "bậy bạ".

Sự thật gây sốc về ông Nguyễn Bá Thanh

"Tôi công tác tại cơ quan nhà nước suốt mấy chục năm nay, chưa từng nghe hay tiếp xúc một quy định nào thể hiện rằng đã xử lý về mặt Đảng thì sẽ không tiếp tục xử lý về pháp luật hoặc lấy đó làm hình thức giảm nhẹ", ông Sơn nói.

"Nhưng thực tế đang có tư duy này trong nhận thức của một bộ phận người thực thi pháp luật, có thể thấy qua việc xét xử vụ án dâm ô của ông Nguyễn Khắc Thuỷ ở Vũng Tàu. Đó là một tư duy hết sức bậy bạ, làm giảm, làm tổn thương uy tín của Đảng. Đảng không quy định như thế, cũng không quán triệt lối suy nghĩ như thế".

Kỷ luật của Đảng phải nghiêm hơn pháp luật, kỷ luật Đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật. Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ông Nguyễn Bá Sơn – Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng trả lời ý kiến của các cử tri

Bộ công an Việt Nam phá án tham nhũng gian khổ như thế nào?
Trưởng Ban Nội chính trung ương Phan Đình Trạc nói tại Hội nghị toàn quốc về PCTN ngày 25-6

Theo ông Nguyễn Bá Sơn, kỷ luật Đảng là hình thức xử lý song song với các hình thức xử lý khác, cán bộ nhà nước là đảng viên thì phải phải chịu sự giám sát và thi hành các biện pháp kỷ luật khi có vi phạm về đạo đức công vụ.

"Phải hiểu rằng cán bộ, đảng viên là công bộc của dân. Quyền lực của Đảng là từ nhân dân mà ra, mọi công việc của cán bộ, đảng viên phải đặt dưới sự giám sát của dân", ông Sơn nói.

"Tuy nhiên đang có không ít cán bộ, đảng viên trong các cơ quan công quyền có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu dân, một bộ phận cán bộ, đảng viên ở những vị trí, chức vụ  cao hơn thì không chỉ xa dân, mà còn xuất hiện thái độ coi thường dân từ lời nói đến hành động".

“Chống tham nhũng, Đảng đã lấy lại niềm tin trong nhân dân“
Phó đoàn ĐBQH Đà Nẵng lưu ý tình trạng mức sống của người dân so với cán bộ, đảng viên ngày càng chênh lệch, thậm chí đến mức khó cắt nghĩa, đặc biệt ở khu vực nông thôn.

"Đành rằng làm giàu chính đáng là điều đáng trân trọng và xã hội luôn ủng hộ. Nhưng việc một bộ phận cán bộ, đảng viên có mức sống giàu có, quá khác biệt thì người dân có quyền nghi ngờ. Nghi ngờ đó không được giải đáp, cắt nghĩa tất sẽ dẫn đến những phát sinh, hệ luỵ khó lường, lòng tin của dân vào Đảng tiếp tục bị lấy đi", ông Nguyễn Bá Sơn nói.

Cũng như chuyện "công bộc" của dân mà hàng ngày trong công việc chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, cục bộ, chí ít cũng cố gắng lồng ghép cho bằng được vào nội dung công việc cần giải quyết những lợi ích của ai đó không phải của nhân dân.

"Nhìn những góc độ như thế, tôi cho rằng quan điểm xử lý kỷ luật của Đảng phải cao hơn, nghiêm khắc hơn pháp luật và không thay thế cho pháp luật là hết sức cần thiết, đúng đắn và phải làm rốt ráo để tăng cường hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng", đại biểu Nguyễn Bá Sơn nhấn mạnh.

TS NGUYỄN VIỆT HÙNG (trưởng khoa xây dựng Đảng — tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Cán bộ TP.HCM): Kỷ luật Đảng phải đi trước một bước

Việt Nam: Tham nhũng như sâu phải “diệt” chứ không “chống” và cần danh hiệu “dũng sĩ”
Kỷ luật của Đảng phải nghiêm hơn pháp luật là nhận thức đúng với thực tiễn hiện nay. Dù không phải là mới, nó cũng làm nức lòng dân chúng, bởi tâm lý người dân đang chờ đợi, phấn khởi sau hơn hai năm qua nước ta quyết liệt chống tham nhũng.

Theo tôi, cái mới là hiện nay Đảng phải phát hiện sớm, xử lý trước các sai phạm của đảng viên trước khi các cơ quan điều tra vào cuộc, không để đến khi "gạo đã nấu thành cơm", mất đảng viên rồi mới xử lý về mặt Đảng.

Điểm mới nữa là vừa qua Ủy ban Kiểm tra đã được tăng thẩm quyền, có quyền đình chỉ đảng viên, yêu cầu đảng viên giải trình, yêu cầu phong tỏa tài sản, yêu cầu không đi nước ngoài khi có dấu hiệu vi phạm.

TS NGUYỄN VIỆT HÙNG

Như thế là kỷ luật Đảng đi trước một bước, rất nghiêm minh và thực tế thời gian qua ta cũng đã làm được nhiều việc. Người dân đang chờ thêm những hành động thực tế, để thấy rằng Đảng không nói suông và thêm tin tưởng vào công cuộc chống tham nhũng đang hừng hực.

Ông Phan Thái Bình (phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam): Luật đã có rồi, vấn đề là việc thực thi

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Cuộc chiến chống giặc nội xâm còn chịu sức ép nhiều phía
Đã là đảng viên, làm việc trong các cơ quan nhà nước thì điều đầu tiên là phải chấp hành các quy định của pháp luật, bên cạnh đó là phải chấp hành các quy định của đảng viên.

Pháp luật cũng quy định rõ rồi, đã vi phạm pháp luật thì bất kể anh có là đảng viên, có chức vụ hay không cũng phải xử lý nghiêm như nhau, không có vùng cấm hay phân loại đối tượng, không có việc anh là đảng viên thì được nhẹ tội hay miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm của Ban Nội chính trung ương và cách đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng đối với cán bộ, đảng viên của Ủy ban Kiểm tra trung ương.

Ông Phan Thái Bình (phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam)

Việc phòng chống tham nhũng, xử lý vi phạm phải làm nghiêm hơn đối với đảng viên để không chỉ làm gương chứ không thể có suy nghĩ rằng anh là đảng viên thì xử lý về mặt Đảng để thay thế, giảm nhẹ hoặc né tránh xử lý về mặt luật pháp.

Theo: Tuổi Trẻ

Thảo luận