Đại gia Dương Ngọc Minh giải trình ra sao trước “nghi ngờ” của kiểm toán?

Tiếp tục thua lỗ trong nửa đầu năm tài chính 2018 đưa lỗ lũy kế lên 697 tỷ đồng, tổng nợ ngắn hạn vượt quá tái sản ngắn hạn gần 750 tỷ đồng. Những yếu tố này khiến đơn vị kiểm toán “nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục” của Hùng Vương.
Sputnik

"Nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục"

CTCP Hùng Vương (mã HVG) vừa công bố báo cáo tài chính soát xét hợp nhất giữa niên độ tài chính 2017-2018 với các chỉ số tài chính và kinh doanh không mấy khả quan.

Vụ mất 245 tỷ đồng tại Eximbank: Quyết định bất ngờ của nữ đại gia Chu Thị Bình

Theo đó, 6 tháng đầu năm tài chính 2018 (từ 1/10/2017 đến 31/3/2018), Hùng Vương đạt doanh thu thuần 4.992,6 tỷ đồng, giảm 43%. Mặc dù giá vốn hàng bán trong kỳ giảm còn phân nửa so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên, lợi nhuận gộp vẫn giảm mạnh 74,9%, chỉ đạt 118,2 tỷ đồng.

Doanh thu hoạt động tài chính tăng hơn gấp đôi, đạt 140,3 tỷ đồng, thế nhưng chi phí tài chính đã lên tới 236,8 tỷ đồng. Dù rằng chi phí tài chính của Hùng Vương trong kỳ này đã giảm gần 24% so với cùng kỳ, song vẫn lớn với con số 236,8 tỷ đồng (chi phí lãi vay 222,6 tỷ đồng), tức bình quân mỗi ngày trả 1,3 tỷ đồng.

Trong khi đó, lỗ trong công ty liên kết và liên doanh lại tăng; giảm được chi phí bán hàng thì chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng.

Thoát đại án Trầm Bê, đại gia Kiều Hữu Dũng lại gặp vận đen ở Nam Phi
Tình trạng này dẫn tới việc Hùng Vương bị lỗ thuần 303 tỷ đồng trong hoạt động kinh doanh, tăng lỗ 108% so với cùng kỳ năm trước. Cộng thêm khoản lỗ khác hơn 10,3 tỷ đồng nên dẫn tới việc công ty bị lỗ kế toán trước thuế 313,4 tỷ đồng, tăng lỗ gấp đôi so với cùng kỳ. Lỗ sau thuế 379,8 tỷ đồng, gấp 2,6 so với mức lỗ cùng kỳ năm trước.

Báo cáo tài chính này được lập với giả định rằng Hùng Vương sẽ tiếp tục hoạt động trên cơ sở hoạt động kinh doanh liên tục. Tuy nhiên, theo nhấn mạnh từ phía đơn vị kiểm toán, tại ngày 31/3/2018, lỗ lũy kế của công ty này là 697,3 tỷ đồng và tổng nợ ngắn hạn cũng đã vượt quá tái sản ngắn hạn gần 750 tỷ đồng. Cụ thể, tại thời điểm nói trên, Hùng Vương có trên 7.233 tỷ đồng tài sản ngắn hạn trong khi nợ ngắn hạn là 7.982,9 tỷ đồng.

"Các điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của tập đoàn", kiểm toán viên đánh giá.

Tổng cục Thuế vào cuộc, “soi” các đại gia Việt trong Hồ sơ Paradise
Ngoài ra, cũng tại báo cáo tài chính kỳ này, kiểm toán viên đã đưa ra kết luận ngoại trừ về khoản 96,7 tỷ đồng phải thu ngắn hạn khó đòi của Hùng Vương chưa được trích lập dự phòng như quy định.

Theo đó, nếu như công ty thực hiện trích lập khoản dự phòng nêu trên thì chi phí doanh nghiệp và lỗ trước thuế thu nhập doanh nghiệp trong nửa đầu năm tài chính 2018 của Hùng Vương sẽ tăng lên tương ứng 96,7 tỷ đồng. Đồng thời, khoản mục dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi và lỗ lũy kế cũng tăng lần lượt 96,7 tỷ đồng và hơn 77 tỷ đồng, khoản mục lợi ích cổ đông không kiểm soát giảm gần 19,7 tỷ đồng.

Các khoản thoái vốn đều thu lãi lớn

Dính hồ sơ trốn thuế Paradise: Đại gia Việt “không phải dạng vừa đâu”
Trước ý kiến soát xét của kiểm toán viên, ông Dương Ngọc Minh — Tổng giám đốc công ty đã có văn bản giải trình cho biết, qua quá trình đàm phán và trao đổi với các khách hàng, Ban Giám đốc công ty đánh giá rằng, các công nợ nói trên vẫn có khả năng thu hồi, do tình hình kinh doanh sản phẩm cá tra đang rất thuận lợi. Khách hàng cũng đã có cam kết về lộ trình thanh toán công nợ. Đây là lý do mà công ty không trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi nói trên tại ngày 31/3/2018.

Ông Minh cũng cho biết, Hùng Vương đang trong quá trình cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, bao gồm cả việc thanh lý một số khoản đầu tư và tài sản cố định.

Cụ thể, công ty đã thoái toàn bộ vốn tại Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, thu hồi được 486,9 tỷ đồng, lãi 213,3 tỷ đồng. Thoái vốn khỏi Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng (trên 50%), đã thu hồi được 501,3 tỷ đồng (tương ứng 40%), lãi 187,2 tỷ đồng.

Hùng Vương cũng thanh lý bất động sản tại công ty con, mà cụ thể là lô đất 765 Hồng Bàng, TPHCM, đã thu hồi 375 tỷ đồng, lãi 229 tỷ đồng.

Cùng với đó là đóng cửa một số nhà máy chế biến thủy sản hoạt động không hiệu quả do tình trạng thiếu hụt nguyên liệu. Thỏa thuận với ngân hàng về việc tiếp tục tài trợ nguồn vốn trung-dài hạn để hoàn thành các dự án đang triển khai dở. Đồng thời, khoanh nợ và có chính sách ưu đãi lãi suất đối với các khoản nợ hiện tại.

"Ban Giám đốc tin rằng, tập đoàn sẽ khắc phục được khoản lỗ lũy kế hiện tại và do đó, báo cáo tài chính sẽ được lập trên cơ sở hoạt động liên tục" — ông Dương Ngọc Minh khẳng định.

Phiên giao dịch 27/6, cổ phiếu HVG giảm 2,17% còn 2.700 đồng và mức giá này đã giảm gần 60% trong 1 năm qua, giảm tới 45% chỉ trong vòng 3 tháng.

Theo: Dân Trí

Thảo luận