Chủ tịch Tập Cận Bình nói với Mattis ông sẽ không nhượng bộ một tấc đất nào hết

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis tới Trung Quốc có thể đã là một sự kiện thường xuyên bình thường, nội dung chính trong đó là việc tiếp tục đối thoại giữa Bộ quốc phòng Mỹ và Trung Quốc, nếu như tướng Mỹ đã không được lãnh đạo Tập Cận Bình của Trung Quốc gặp gỡ.
Sputnik

Theo giao thức ngoại giao, người đứng đầu nhà nước có thể không cấn gặp các bộ trưởng nước ngoài, hơn nữa Bộ trưởng Quốc phòng không phải người đầu tiên trong danh sách chính phủ Mỹ.

Liệu ông Mattis có thể đạt thành công trong chuyến công du đến Bắc Kinh
Tuy nhiên, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tiếp ông Mattis. Rõ ràng đây là mong muốn của các nhà lãnh đạo Trung Quốc giải thích với Nhà Trắng một lần và mãi mãi, những giới hạn nào trong vấn đề quốc tế sẽ được lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục tuân thủ.

Nhiều phương tiện truyền thông thế giới đã đăng tải những lời sau đây của nhà lãnh đạo Trung Quốc trong cuộc gặp với Bộ trưởng Mỹ ngày 27 tháng Sáu: "Chúng tôi sẽ không từ bỏ một tấc đất của tổ tiên, và chúng tôi không cần bất cứ mảnh đất xa lạ nào".

Những lời này phù hợp với quan điểm đã được nêu ra trong báo cáo của Tập Cận Bình tại  Đại hội Đảng CS Trung quốc lần thứ 19 vào cuối năm ngoái: "Trung Quốc trong mọi trường hợp sẽ không hy sinh lợi ích của các nước khác để phát triển riêng mình, và trong mọi trường hợp sẽ không từ bỏ những quyền và lợi ích hợp pháp ".

Liệu tình báo Mỹ có những thông tin bí mật về hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc?
Cần chú ý đến điều gì? Thực tế là bây giờ chính sách đối ngoại của Bắc Kinh đã hướng đến với các tranh chấp lãnh thổ cụ thể, mặc dù không nêu tên rõ ràng. Tập Cận Bình giải thích với Mattis, người cách đây một tháng tại hội nghị  Shangri-La (Singapore) đã lên án Trung Quốc cho xây dựng cơ sở quân sự trên các đảo ở Biển Đông, là Bắc Kinh sẽ không lùi bước trong vấn đề này. Đồng thời họ nói rõ rằng chính sách của Washington hiện nay đối với Đài Loan, khi có những nỗ lực được thực hiện để chính trị hóa mối quan hệ Mỹ-Đài Loan, khi Mỹ tăng viện trợ quân sự cho Đài Loan — là vô vọng: các đảo đã và sẽ là một phần của một Trung Quốc thống nhất.

Đại diện chính thức Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố cho biết "Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đến Trung Quốc là tích cực và mang tính xây dựng".

Mỹ thừa nhận vai trò quyết định của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên
Tất nhiên, đối thoại tại bàn đàm phán, ngay cả khi nó biến thành cuộc tranh cãi, thì tốt hơn là va chạm của các tàu chiến trên biển. Nhưng liệu ông Mattis có hiểu rằng Bắc Kinh sẽ không thay đổi quan điểm của mình? Liệu các tàu quân sự của Mỹ có bị buộc phải rời bỏ khỏi Biển Đông và eo biển Đài Loan hay không? Thật vậy, đối với Trump, Trung Quốc vẫn là đối thủ chính trên đấu trường thế giới.

Và sau những lời tuyên bố của Tập Cận Bình, liệu còn hy vọng nào cho các dân tộc Đông Nam Á, mà tổ tiên của họ đã sinh sống trên một số hòn đảo của Biển Đông?

Thảo luận