Liệu có thể hy vọng vào sự thành công của chuyến thăm này, hoặc hai bên chỉ tiếp tục cáo buộc lẫn nhau? Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik các chuyên gia của Nga và Trung Quốc bình luận về nội dung này.
"Khi đánh giá tình hình hiện nay trong mối quan hệ Trung-Mỹ, chúng ta phải thừa nhận rằng, chuyến thăm của James Mattis diễn ra trong tình huống rất phức tạp. Quan hệ giữa cơ quan quốc phòng của hai nước gần như bị đóng băng", - ông Andrei Karneev, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu châu Á và châu Phi thuộc Đại học tổng hợp Matxcơva nhận xét.
Ông lưu ý đến thực tế rằng, vào tháng Năm, Hoa Kỳ rút lại lời mời Trung Quốc tham gia cuộc cuộc tập trận hải quân quốc tế "Vành đai Thái Bình Dương" (RIMPAC). Theo phía Mỹ, vì Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa vùng Biển Đông.
"Bài phát biểu của ông Mattis tại diễn đàn an ninh thường niên Đối thoại Shangri-La ở Singapore, trong đó ông nhắc đến vấn đề Biển Đông, đã gây ra phản ứng rất tiêu cực của Bắc Kinh.. Ngoài ra, việc Mỹ gần đây thúc đẩy quan hệ với chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) cũng làm tình hình thêm phức tạp. Có chú ý đến tình huống phức tạp trong quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và cuộc chiến thương mại mà theo nhiều người là không thể tránh khỏi, thì khó ai có thể hy vọng rằng hai nước có thể đạt được sự đồng thuận trong vấn đề an ninh", — ông Andrei Karneev nói.
Phía Trung Quốc muốn đàm phán với Mỹ về vấn đề Triều Tiên, mặc dù trong lập trường của Trung Quốc và Hoa Kỳ có một số sự khác biệt. Sau đây là ý kiến của ông Ba Danjun, Giám đốc Viện nghiên cứu Đông Bắc Á của trường Đại học Cát Lâm, Trung Quốc, về bầu không khí của cuộc đàm phán sắp tới:
Theo tôi, Trung Quốc và Hoa Kỳ có lợi ích chung trên bán đảo Triều Tiên, đặc biệt Bắc Kinh và Washington có cùng quan điểm về vấn đề phi hạt nhân hóa của bán đảo. Mỹ dễ dàng nhận được sự ủng hộ của Trung Quốc trong vấn đề này vì bản thân Trung Quốc cũng tích cực ủng hộ kế hoạch phi hạt nhân hóa vì lợi ích hòa bình và ổn định trong khu vực.
Tuy nhiên, có những bất đồng giữa Washington và Bắc Kinh liên quan đến tiến trình và thời hạn thực hiện phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Hoa Kỳ hy vọng rằng, Bình Nhưỡng sẽ sớm tiêu hủy vũ khí hạt nhân của nước mình và sẽ cho phép các chuyên gia tiến hành tất cả các đợt thanh tra cần thiết để đảm bảo tiến trình này là không thể đảo ngược.
Xét theo những hành động của Mỹ trên trường quốc tế, họ chỉ muốn củng cố lợi ích cho bản thân trong các cuộc đàm phán, có thể bất cứ lúc nào rút khỏi những thỏa thuận đã từng tham gia. Điều này tạo ra sự bất ổn đáng kể trong việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cũng như trong quan hệ tương lai giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Chính phủ Hoa Kỳ không chỉ "nói một đằng, làm một nẻo". Hơn nữa, nhiều quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống còn đưa ra những ý tưởng về chủ nghĩa bá quyền và quân phiệt vì họ tin rằng, Mỹ có quyền sử dụng vũ lực. Họ tuân theo nguyên tắc rằng, nước Mỹ cần phải đảm bảo an ninh của chính mình trong khi các nước khác thì có thể không an toàn.
Có lẽ bản thân ông Mattis cũng không tin vào sự thành công của cuộc đàm phán sắp tới. Tuy nhiên, Washington hầu như không có những phương án lựa chọn — tần suất thăm Bắc Kinh của Kim Jong-un cho thấy rõ rằng, Mỹ không thể giải quyết vấn đề phi hạt nhân hóa nếu không có sự tham gia của Trung Quốc. Mức độ ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng thấy được rõ. Vì vậy, Mỹ phải tìm cách đạt thỏa thuận với Trung Quốc.