Mặc dù mục đích của cuộc diễn tập là nâng cao sự tương tác của hải quân các nước khác nhau để đảm bảo an toàn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhưng hai nước lớn trong khu vực, Nga và Trung Quốc, không tham gia. Và các nước cách xa về địa lý như Israel, Đức và Hà Lan đều có mặt. Điều này có gì lạ?
Vấn đề nằm ở mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc với quốc gia chủ nhà — nhà tổ chức, và đây là Hoa Kỳ. Được biết chính quyền Donald Trump coi hai nước này là đối thủ trên thế giới. Nhưng lý do được lựa chọn cho sự không tham gia của Nga, đó là việc Crưm trở về Nga từ năm 2014, do đó các thủy thủ Nga không được phép tham gia vào cuộc tập trận này.
Còn Trung Quốc năm ngoái đã nhận được lời mời tới RIMPAC 2018, nhưng chỉ một tháng trước, Lầu Năm Góc đã thu hồi lại. Lý do, theo phát ngôn viên chính thức của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, là do Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa các hòn đảo ở Biển Đông. Quân đội Mỹ tin rằng Bắc Kinh đã triển khai các bệ phóng tên lửa, thiết bị gây nhiễu sóng điện tử trên một số đảo trong quần đảo Trường Sa, v.v.
Tất nhiên, chủ nhân có quyền quyết định nên dành thời gian nói chuyện với những ai. Nhưng trong trường hợp này, chúng ta đang có công việc trong lĩnh vực quốc phòng, và trong bối cảnh này, những người được mời khác với những người không được mời, giống hệt như đồng minh và các đối thủ. Theo quyết định của mình, Lầu năm góc đã vẽ một đường phân chia. Điều này có dẫn đến an ninh tốt hơn trong khu vực Châu Á — Thái Bình Dương hay không?
Cuộc tập trận sẽ kéo dài đến ngày 2 tháng tám. Một cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 16 tháng Bảy. Liệu có thể thay đổi điều gì đó trong vấn đề này không? Tôi nghi ngờ điều đó. Lầu năm góc quan tâm đến việc duy trì một bầu không khí đối đầu trên thế giới. Đó là tôn chỉ của họ. Và thế lực nào ở Mỹ mạnh hơn — tổng thống hay liên hiệp công nghiệp quân sự? Không phải lúc nào cũng rõ ràng.