Theo tin của Hải quân Hoa Kỳ, tham gia cuộc diễn tập có 47 tàu mặt nước, 5 tàu ngầm, hơn 200 máy bay và 25.000 quân nhân đến từ 26 quốc gia khác nhau. RIMPAC 2018 là cuộc tập trận thứ 26 kể từ khi nó được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1971. Và đây la lần đầu tiên Việt Nam được mời tham gia cuộc diễn tập. Còn Hải quân Trung Quốc không tham gia hoạt động này: cách đây một tháng phía Mỹ đã rút lại lời mời Trung Quốc tham gia RIMPAC, dưới cái cớ Bắc Kinh quân sự hóa các hòn đảo ở Biển Đông.
Giáo sư nhận xét: Đôi khi có ấn tượng rằng Việt Nam đang ngả theo hướng này hay hướng kia. Ví dụ, trong trường hợp với cuộc tập trận RIMPAC, có vẻ như Việt Nam ngả theo Hoa Kỳ. Còn trong trường hợp với dự luật mới về thuê đất dài hạn — ngả theo Trung Quốc. Trên thực tế, đây không phải là sự chuyển hướng chính sách đối ngoại mà là một lập trường rõ ràng có nguyên tắc. Mục đích của chính sách này là duy trì an ninh và ổn định chính trị ở Việt Nam, cũng như trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Giáo sư Mosyakov nói tiếp: Khi thực hiện đường lối chiến lược, trong một số tình huống Việt Nam xích lại gần hơn Trung Quốc, trong những tình huống khác — Hoa Kỳ. Nhưng, trong mọi tình huống Hà Nội luôn cư xử theo cách có lợi cho chính Việt Nam. Do đó, không nên nói rằng, trong chính sách đối ngoại Việt Nam đang bắt đầu ngả theo hướng này hay hướng khác. Quốc gia này đang thực hiện chính sách đối ngoại đa phương, tập trung vào việc nhận được một số lợi ích nhất định từ cả Hoa Kỳ và Trung Quốc.