Vì sao bác sĩ Hoàng Công Lương có hai lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú?

Cơ quan chức năng đã có 2 quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bác sĩ Hoàng Công Lương. Vì sao lại có chuyện này?
Sputnik

Liên quan đến vụ án sự cố chạy thận khiến 9 người tử vong tại Bệnh viện Đa Khoa Hòa Bình, cơ quan điều tra đã ra bản kết luận điều tra bổ sung và khởi tố thêm 2 bị can khác, nâng tổng số bị can trong vụ án lên 5 người.

Vụ tai biến chạy thận 9 người chết: Khởi tố Phó Giám đốc BV Hòa Bình

Cơ quan chức năng cũng ban hành lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bác sĩ Hoàng Công Lương. Tuy nhiên, điều đặc biệt là tính đến thời điểm này, bác sĩ Hoàng Công Lương đã nhận được 2 lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.

Hình ảnh cho thấy, hai lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bác sĩ Hoàng Công Lương có cùng số hiệu (số 04/LCCT-VKS-P2), cùng ngày 4/7/2018 do Phó viện trưởng VKS Nhân dân tỉnh Hòa Bình Đinh Thế Hệ ký tên. Nội dung hai Lệnh cấm cơ bản rất giống nhau ngoại trừ điểm 2 quy định phạm vi cấm bị can đi khỏi nơi cư trú.

Hai lệnh cấm đối với bác sĩ Lương

Uẩn khúc vụ án chạy thận: 7h45 tai biến, 13h rửa đường ống, 16h báo công an - vì sao?
Theo đó, một Lệnh cấm bị can Hoàng Công Lương không được phép đi khỏi nơi cư trú tại: Xóm 9, xã Sử Ngòi, TP.Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), còn Lệnh kia cấm bị can Hoàng Công Lương không được phép đi khỏi nơi cư trú tại: TP.Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình.

Luật sư Trần Hồng Phúc (bào chữa cho bác sĩ Lương) cho hay: Khi nhận được thông tin bác sĩ Lương bị cấm đi khỏi xóm 9 (xã Sử Ngòi) luật sư đã có chia sẻ, yêu cầu VKS Nhân dân tỉnh Hòa Bình sửa đổi nội dung của Lệnh cấm này.

Theo luật sư Phúc, phạm vi cấm đi khỏi xóm 9, xã Sử Ngòi thì không đảm bảo yêu cầu sinh hoạt tối thiểu của bác sĩ Lương. Sau đó, phía VKSND đã sửa nội dung này theo hướng cấm đi khỏi địa bàn TP.Hòa Bình.

Vì sao Bộ trưởng Y tế Việt Nam im lặng trong vụ xử BS Hoàng Công Lương?
Ông Đinh Thế Hệ, người ký các lệnh cấm nói trên chia sẻ, sau khi ký lệnh cấm với phạm vi là xóm 9 thì đúng như phản ánh của luật sư, anh em đã sửa lại địa danh là TP.Hòa Bình.

Trước đó, Công an tỉnh Hòa Bình đã ra bản kết luận điều tra bổ sung theo yêu cầu của TAND TP.Hòa Bình.

Một số luật sư bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương cho biết, bản kết luận điều tra bổ sung dài 16 trang A4. Điểm mới trong bản kết luận này là việc có thêm 2 bị can gồm ông Hoàng Đình Khiếu (Phó Giám đốc bệnh viện Đa khoa Hòa Bình) và Trần Văn Thắng (nguyên Trưởng phòng Vật tư thiết bị, bệnh viện Đa khoa Hòa Bình).

Luật sư phát hiện Bộ Y tế tự ý sửa câu hỏi của cơ quan điều tra, 'định tội' cho BS Lương
Luật sư Nguyễn Danh Huế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết: Các luật sư đã được xem bản kết luận điều tra bổ sung vụ án tai biến chạy thận tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình và không có thay đổi gì.

Cũng theo luật sư Huế, đối với bác sĩ Hoàng Công Lương, kết luận điều tra bổ sung vẫn theo hướng kết tội, phần gỡ tội không được đề cập nhiều.

Trường hợp ông Trương Quý Dương, nguyên Giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình, bị kiến nghị điều tra làm rõ trách nhiệm cùng ông Đỗ Anh Tuấn — Giám đốc công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn trong việc ký kết thực hiện hợp đồng liên doanh liên kết mua bán máy móc, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị vật tư y tế…

Vụ BS Hoàng Công Lương: Những tiết lộ "động trời"
Tuy nhiên, kết luận điều tra bổ sung nói đến vai trò của ông Dương rất mờ nhạt, không nhiều. Bên cạnh đó, ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn không thấy đề cập đến hành vi chuyển nhượng thầu.

Bác sĩ Hoàng Công Lương, công tác tại khoa Hồi sức tích cực, BV đa khoa tỉnh Hòa Bình bị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngoài ra, 2 bị cáo khác là Bùi Mạnh Quốc (SN 1986), Giám đốc công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh bị truy tố về tội Vô ý làm chết người và bị cáo Trần Văn Sơn (SN 1990) cán bộ phòng Vật tư, trang thiết bị y tế — bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình — bị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo: Người Đưa Tin

Thảo luận