Ông Đặng Văn Hiến bị tuyên y án tử

Sau khi tuyên án tử hình đối với ông Đặng Văn Hiến, hội đồng xét xử nhắc đi nhắc lại rằng ông có 7 ngày xin chủ tịch nước ân xá, giảm án...
Sputnik

Ngày 12-7, TAND cấp cao tại TP.HCM đã xét xử phúc thẩm vụ nổ súng vào rạng sáng 23-10-2016 khiến 3 người chết, 13 người bị thương tại tiểu khu 1535 xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. 

Nhỏ bé và cô độc: 18 tuổi 15 ngày và bản án tử hình

Hội đồng xét xử tuyên sửa một phần bản án nhưng vẫn giữ nguyên án tử hình đối với ông Đăng Văn Hiến.

Tại tòa, các ông Đặng Văn Hiến (42 tuổi, bị cấp sơ thẩm tuyên án tử hình), Ninh Viết Bình (cấp sơ thẩm phạt 20 năm tù), Hà Văn Trường (cấp sơ thẩm phạt 12 năm tù giam) cùng về tội giết người và Đoàn Văn Diện (bị 9 tháng tù giam) về tội che giấu tội phạm đều có đơn xin giảm hình phạt. 

Nhóm bị cáo này cho rằng mình là những nông dân chân chất, bị dồn ép đến bước đường cùng mà phạm tội.

Trong vụ này, bị cáo Nghiêm Thiên Xuân Sửu (nguyên phó giám đốc Công ty Long Sơn, bị cấp sơ thẩm tuyên phạt 6 năm tù giam) và Phạm Công Thiện (quản lý, bị tuyên 4 năm tù giam cùng về tội phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản người khác) cũng xin giảm án.

Các bị cáo tại phiên tòa xử phúc thẩm vụ nổ súng vào rạng sáng 23-10-2016 khiến 3 người chết, 13 người bị thương tại tiểu khu 1535 xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

Người dân đội mưa theo dõi phiên tòa vụ xả súng kinh hoàng
Tại phiên tòa, các bị cáo Hiến, Bình và Trường đều thừa nhận mình có tội, tuy nhiên hành vi tội ác của các bị cáo là do sự dồn nén, ép đến đường cùng mà các bị hại là công nhân Công ty Long Sơn gây ra. 

Bị cáo Đặng Văn Hiến cho rằng Công ty Long Sơn nổi tiếng về việc "san ủi đất, không bồi thường" nên người dân địa phương rất bức xúc.

Mờ sáng 23-10-2016, hàng chục người của Công ty Long Sơn tấn công vào gia đình ông Hiến và các bị cáo khác, dù ông đã bắn chỉ thiên, chạy vào nhà các công nhân vẫn ném đá, đe dọa khiến ông hoảng loạn mà phạm tội. Các luật sư cũng cho rằng Hiến, Bình phạm tội trong lúc tình thần bị kích động mạnh.

"Mới mờ sáng, hàng chục người tấn công nhà ở của ông Hiến nên ông phải tự vệ. Dù đã bắn chỉ thiên nhưng các công nhân vẫn tấn công nên hậu quả mới nặng nề như vậy. Chúng tôi đồng ý các bị cáo phạm tội có khung hình phạt là làm chết nhiều người, tuy nhiên đề nghị HĐXX không áp dụng khung hình phạt "có tính chất côn đồ" với bị cáo Hiến. Việc áp dụng khung hình phạt này khiến mức án của ông Hiến là hết sức nặng nề" — luật sư Nguyễn Văn Quynh, bào chữa cho các bị cáo Hiến, Bình và Trường, phân tích. 

Bị cáo Ninh Viết Bình

Nữ bị cáo ngã quỵ khi tòa tuyên án tử hình
Cũng theo luật sư Quynh, mâu thuẫn của Công ty Long Sơn với người dân tại tiểu khu 1535, xã Quảng Trực đã kéo dài 8 năm. Công ty ủi đất, không bồi thường, người dân gửi đơn không được giải quyết nên bức xúc tích tụ. 

"Nên nhớ Công ty Long Sơn được UBND tỉnh Đắk Nông giao hơn 1.000ha đất là giao có điều kiện, tức khi thu hồi đất phải thỏa thuận với dân. Thế nhưng chỉ vài trường hợp được công ty này thỏa thuận, còn phần lớn là tự ý cưỡng chế, còn thuê cả xã hội đen đe dọa người dân" — luật sư Quynh thông tin.

Tương tự, luật sư Nguyễn Văn Huy — Đoàn luật sư Đắk Nông — cho rằng các luật sư đồng ý với cách làm nhân văn là không khởi tố các công nhân. 

"Nhưng nếu xem các công nhân chỉ là bị hại thì Hiến, Bình, Trường trở thành những bị cáo mang mức án nặng hơn so với mức hành vi gây ra. Bởi nếu các bị hại không cố tình tấn công khi đã bị ông Hiến bắn chỉ thiên thì có thể hậu quả sẽ không nặng nề bằng" — luật sư Huy nói.

Nỗi đau và án tử của Nguyễn Xuân Sơn
Tuy nhiên, nhận định của các luật sư chỉ được HĐXX xem xét một phần và quyết định cho sửa án sơ thẩm. Theo đó, HĐXX vẫn cho rằng ông Hiến phạm tội giết nhiều người, có tính chất côn đồ nên vẫn y án sơ thẩm, tử hình. HĐXX nhắc đi nhắc lại, ông Hiến có 7 ngày để viết đơn gửi chủ tịch nước xin ân xá, giảm án tử hình.

Các bị cáo khác trong vụ án này đều được giảm án, cụ thể: Ninh Viết Bình giảm 2 năm (còn 18 năm tù), Hà Văn Trường giảm 3 năm (còn 9 năm tù), Nghiêm Thiên Xuân Sửu giảm 2 năm (còn 4 năm tù), Phạm Công Thiện từ 4 xuống 2 năm tù giam. Riêng Đoàn Văn Diện bị tuyên 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo (trước đó là 9 tháng tù giam).

Sau phiên tòa, hàng trăm người dân la ó, phản đối bản án đối với ông Hiến. 

Hà Văn Trường

Những điểm lạ trong phiên xử tử từ Nguyễn Hữu Tình, kẻ thảm sát 5 người ở Bình Tân
Luật sư Nguyễn Văn Quynh cho rằng bản án như vậy là quá nặng nề, không thể xem ông Hiến phạm tội có tính chất côn đồ. Luật sư Quynh mong chủ tịch nước sẽ ân xá, miễn án tử hình cho Hiến.

Như đã thông tin, tháng 2-2008 Công ty Long Sơn được UBND tỉnh Đắk Nông giao 1.079ha đất rừng tại tiểu khu 1535, xã Quảng Trực để thực hiện dự án nông lâm nghiệp.

Đến tháng 6-2013, dự án được nhượng cho ông Nguyễn Xuân Thiên Sửu và ông Sơn để vợ là Nguyễn Thị Hồng Tươi (59 tuổi) làm giám đốc.

Trong quá trình thực hiện dự án có một số hộ dân xâm canh, trong đó có hộ các ông Hoàng Văn Thắng, Đặng Văn Hiến, Ninh Viết Bình nên xảy ra tranh chấp giữa hai bên trong thời gian dài nhưng chính quyền địa phương chưa có biện pháp giải quyết.

Ngày 15-10-2016, ông Sửu gọi ông Thiện huy động công nhân, bảo vệ mang vũ khí, xe đi ủi cây cà phê, điều trên diện tích đất gia đình ông Thắng, Hiến canh tác.

Đến 6h sáng 23-10-2016, ông Sửu, Thiện chỉ đạo nhóm công nhân, bảo vệ công ty với vũ khí là dao rựa, khiên giáp cùng xe máy cày tiến về khu vực đất gia đình ông Thắng.

Tại đây, các xe ủi đã phá của gia đình ông Thắng, Hiến và ông Triệu Phụ Cao hơn 330 cây trồng các loại, thiệt hại 73,6 triệu đồng.

HĐXX sơ thẩm khẳng định các ông Hiến, Bình, Trường bị xét xử tội giết người; trong đó các ông Sửu, Thiện đã phạm tội "hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" thuộc trường hợp "có tổ chức", gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng…

Theo: Tuổi Trẻ

Thảo luận