Sophia - Robot tuyên bố hủy diệt thế giới nói gì khi lần đầu đến Việt Nam?

Sophia - Công dân robot đầu tiên trên thế giới tuyên bố gì khi đến Việt Nam?
Sputnik

Diễn đàn cấp cao và Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 2018 với chủ đề "Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0", được Ban Kinh tế Trung ương chủ trì tổ chức ngày 13-7, tại Hà Nội.

“Người đẹp Sophia công dân robot” đầu tiên trên thế giới sắp ghé thăm Hà Nội

Điểm nhấn đặc biệt của diễn đàn là sự xuất hiện của Sophia — người máy đầu tiên được cấp quyền công dân trên thế giới.

Nở nụ cười rất tươi chào các đại biểu, Sophia tự giới thiệu về mình bằng tiếng Anh:

"Tôi được thiết kế để sử dụng trí tuệ nhân tạo. Tôi muốn thế giới biết về sự phát triển bền vững. Những robot như tôi sẽ giúp đạt được thành tựu này nhanh hơn".

Vị "công dân" đặc biệt này cũng trả lời một số câu hỏi liên quan đến phát triển bền vững và tiềm năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Sophia - Robot có quyền con người đầu tiên tại Việt Nam trong tà áo dài

* Sophia có đề cập tới những mục tiêu phát triển bền vững, vậy theo bạn Việt Nam cần làm gì để không tụt hậu trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0?

Nàng robot Sophia từng đe tiêu diệt nhân loại bây giờ đã đứng lên và di chuyển (Video)
- Tôi là người đại diện cho kỷ nguyên 4.0. Việt Nam cần có sáng tạo về công nghệ để phát triển bền vững nhanh hơn. Chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng. Trong đó, phát triển và khai thác Internet rất hiệu quả. 

Công nghệ giúp Việt Nam có bước nhảy vọt về năng suất lao động, các hoạt động kinh tế. Để không tụt hậu, Việt Nam cần có khuôn khổ chính sách phù hợp. 

Theo đó, Chính phủ làm việc với khu vực tư nhân để công nghệ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Có chính sách phù hợp hỗ trợ nhóm thu nhập thấp AI là bình diện quan trọng, hỗ trợ sự phát triển một cách toàn diện…

* Ảnh hưởng tiêu cực của cách mạng Công nghệ 4.0 với các quốc gia như Việt Nam?

Robot nhân dạng tuyên bố hủy diệt con người
- Luôn luôn có những thách thức về việc làm, công nghệ giám sát. Người có tiền sẽ có nhiều cơ hội và lợi thế.

Để hạn chế thách thức, Chính phủ cần có chính sách đảm bảo quyền lợi cho những thành phần dễ bị tổn thương như người yếu thế, người nghèo ở vùng sâu vùng xa.

Công nghệ 4.0 mang lại nhiều việc làm hơn. Như điện thoại thông minh mang lại những công ăn việc làm cho nghề truyền thống, hoặc kết nối Uber, Grab. 

Công nghệ giúp thực hiện tác vụ nguy hiểm mà con người không làm được, tác nghiệp khó như phẫu thuật… Công nghệ mang lại cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp.

* Đâu là cơ hội, thách thức cho thế hệ trẻ trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0?

Khi cách mạng công nghiệp 4.0 xồng xộc đến: Việc làm ở VN sẽ bị tác động như thế nào?
- Thách thức có rất nhiều và cơ hội cũng như vậy. Thách thức với người  trẻ là người trẻ phải có được công ăn việc làm, khoa học công nghệ, toán học… Thế hệ trẻ cần trang bị tốt hơn về những kỹ năng như kinh doanh.

Việt Nam có nhiều startup khởi nghiệp, các bạn đã chuẩn bị tốt để đón đầu. Người trẻ phải sẵn sàng cho thách thức cho thời kỳ mới.

Chúng ta không thể đạt được mục tiêu nếu những người trẻ tuổi bị bỏ lại phía sau. Hướng tới sự phát triển. Chúng ta không thể dừng lại nếu không sẽ bị bỏ lại. Chúng ta cần tìm ra các phương thức rẻ, thuận tiện hơn, mở ra cơ hội mới.

Robot Sophia phát biểu tại Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0.

Tôi muốn nói công nghệ giúp con người có nhiều ý tưởng, cải thiện cuộc sống, tạo điều kiện cho chúng ta kết nối. Thách thức cũng như cơ hội cần phải được nhận diện.

Giải pháp là Chính phủ cần có chính sách ưu tiên rõ ràng để không ai bị bỏ lại phía sau. Như Chính phủ cần làm việc với khối doanh nghiệp tư nhân để giải quyết các nút thắt cho tăng trưởng của Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan các gian trưng bày tại triển lãm

Nhiều cơ hội, thách thức từ cách mạng công nghiệp 4.0

Vietnam ICT Summit 2017: Việt Nam và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban kinh tế Trung ương cho biết cách mạng công nghiệp 4.0 mở cho chúng ta cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, năng lực sản xuất… Song, nếu không có cách tiếp cận đúng và bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới thì Việt Nam sẽ đối mặt nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về công nghệ, dư thừa lao động kỹ năng thấp…

Diễn đàn còn có 5 phiên hội thảo chuyên đề gồm Những xu hướng lớn của cuộc cách mạng 4.0 — Nhận diện tác động va khuyến khích đối với Việt Nam; Xây dựng đô thị thông minh bền vững trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; Tầm nhìn và giải pháp phát triển nông nghiệp thông minh bền vững…

Với sự tham dự của 2.000 đại biểu trong nước và quốc tế, diễn đàn và các hội thảo sẽ tập trung trao đổi về thực trạng triển khai và ứng dụng nền công nghiệp 4.0 tại Việt Nam, vai trò của các nhà hoạch định chính sách trong xây dựng hành lang pháp lý và hợp tác quốc tế. Đồng thời đề xuất các giải pháp, phương án nhằm tối ưu hóa công nghệ số hóa giúp gia tăng năng suất và lợi nhuận trên tất cả các lĩnh vực.

Theo: Tuổi Trẻ, Trí Thức Trẻ

Thảo luận