Giấc mộng vàng: Châu Âu tìm cách thay thế F-35 và chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ sáu mới

Đại diện các doanh nghiệp quốc phòng của châu Âu cho Sputnik biết, việc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu hiện nay đang ở giai đoạn nào. Về phần mình, chuyên gia Nga bình luận với hãng tin về viễn cảnh tương lai của ngành hàng không châu Âu.
Sputnik

Khi nào Nga có tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ sáu?
Một số quốc gia châu Âu đang tiến hành công việc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu. Dự án có tên gọi là Future Combat Air System đang được các công ty từ Anh, Pháp và Đức thực hiện. Sputnik Mundo đã liên lạc với đại diện của các công ty này, đồng thời xin ý kiến của chuyên gia, vì sao châu Âu tìm kiếm loại máy bay mới thay cho F-35 của Mỹ.

Future Combat Air System là tên gọi chung dùng cho loại chiến đấu cơ tiềm năng ở Anh, đồng thời cũng là tên gọi của dự án chung giữa hai nước Pháp và Đức.

Ban đầu đây là một dự án thống nhất, do Anh và Pháp cùng chung sức thực hiện, nhưng quyết định của London về việc rời khỏi EU đã thay đổi tình hình quân sự-chính trị và đặt ra câu hỏi về sự hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, bao gồm cả các dự án tương lai.

Vào hồi tháng Tư năm 2018, hai công ty Airbus và Dassault Aviation đã ký thỏa thuận hợp tác để phát triển dự án FCAS, nhưng không nhắc tới London nữa.

Hoa Kỳ tìm thấy "sát thủ của F-35" ở Nga
Về phần mình, hồi đầu tháng Sáu, chính phủ Anh giao cho xí nghiệp quốc phòng BAE Systems bản hợp đồng với thời hạn 12 tháng về việc thực hiện dự án FCAS.

Theo kế hoạch ban đầu, mẫu tàu bay thử đầu tiên phải được giới thiệu vào khoảng năm 2025, còn việc máy bay gia nhập lực lượng vũ trang sẽ phải được diễn ra vào khoảng năm 2040.

Thời hạn thực hiện chưa được xác định hoàn toàn, trong khi bản thân dự án thì còn đang ở trong tình trạng không rõ ràng, liên quan tới các thành viên tham gia.

"Mộtdự ánchâu Âuthựcsự"

Sputnik tìm hiểu thông tin tại các công ty phát triển dự án FCAS.

Đáp lại yêu cầu chính thức của hãng tin, các đại diện công ty BAE Systems thông báo rằng họ đang "tích cực hợp tác với Bộ Quốc phòng Anh và các xí nghiệp quốc phòng khác trong lĩnh vực phát triển các công nghệ hàng không tiên tiến"

Italy sẽ không mua tiếp máy bay chiến đấu F-35
Cũng trong bình luận của mình, các đại diện của cơ quan báo chí công ty cho biết, công ty BAE Systems tiếp tục đầu tư vào các công nghệ mới và tiềm năng, phục vụ cho việc tạo ra "chiếc máy bay của tương lai".

Về phần mình, trả lời yêu cầu của Sputnik, công ty Airbus khẳng định rằng chuyến bay đầu tiên của FCAS phải được thực hiện vào năm 2040, tuy nhiên thời hạn này có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ phức tạp của dự án.

"Tại giai đoạn hiện nay chưa có hợp đồng nào được ký kết, và cũng chưa có lộ trình nào về dự án được giới thiệu, tuy nhiên theo kế hoạch, lộ trình sẽ được lập ra trước cuối năm 2018. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng đó sẽ phải là một dự án thực sự của châu Âu», ôngFlorian Taitsch,lãnh đạo Phòng quan hệ với giới truyền thông củaAirbus Defence and Space cho biết.

Anh và Mỹ lo ngại Nga sẽ biết "bí mật" máy bay F-35 qua Thổ Nhĩ Kỳ
Trong bức thư chính thức,  đại diện của Airbus gọi Future Combat Air System là "quyết định độc lập của châu Âu".

Ông cũng lưu ý rằng, có thể các nước khác ở châu Âu sẽ tham gia dự án ở các giai đoạn thực hiện sau này. Theo quan điểm của đại điện Airbus, ảnh hưởng trực tiếp của Brexit đối với việc thực hiện dự án FCAS hiện nay là không có, vì Pháp và Đức thực hiện dự án này một cách độc lập.

Ngoài ra, trước đó truyền thông còn đưa tin về việc Tây Ban Nha có thể tham gia dự án Future Combat Air System. Trả lời yêu cầu của Sputnik, các đại diện chính thức của Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha cho biết, vào mùa xuân năm 2018, Pháp và Đức đề nghị Madrit tham gia vào dự án với tư cách là "quan sát viên". Thông tin này cũng được Airbus xác định với Sputnik.

Ở giai đoạn hiện nay, cơ quan quân sự này đang xem xét đề xuất và nghiên cứu xem liệu Tây Ban Nha sẽ "có thể tham gia vào dự án mang ý nghĩa to lớn" này như thế nào.

Tìm phương án thay thế cho F-35

Chiến đấu cơ thế hệ thứ năm của Mỹ F-35 (hiện đang được xúc tiến tích cực trên thị trường châu Âu) được tuyên bố là dự án do Mỹ phối hợp với các nước khác thực hiện (trong đó có London), tuy nhiên trung tâm chính nằm tại công ty Lockheed Martin, phó Tổng biên tập tạp chí "Arsenal Otechestva", ông Dmitri Drozdenko giải thích cho Sputnik.

" Đối với châu Âu, phát triển vũ khí của mình đồng nghĩa với việc khôi phục ngành sản xuất công nghệ cao của chính lục địa này trong lĩnh vực sản xuất máy bay, cũng như di chuyển trung tâm lợi nhuận về nhà. Đây đơn thuần là vấn đề tiền bạc", ông Drozdenko nhận định.

Chuyên gia nhấn mạnh rằng, vấn đề London tham gia vào dự án FCAS của Pháp và Đức thể hiện cuộc chiến để giành được những dự án được chia chác tiền.

" Khi Pháp và Đức nói về chiếc máy bay của mình, điều đó có nghĩa là hai nước này sẽ sản xuất máy bay cho mình, và tiền sẽ ở lại các nước này. Theo tôi, Anh đang cố tình "nhảy lên đoàn tàu đang rời ga". Mặc dù đó là dự án của tương lai rất xa, nhưng chúng ta đã thấy có dấu hiệu giành giật ở đây rồi", người đối thoại với hãng tin cho biết.

Chuyên gia quân sự: Máy bay F-35 của Mỹ đã và sẽ không thể trở thành “ngôi sao”
Ông Drozdenko bày tỏ nghi ngờ về thời hạn được công bố về chuyến bay đầu tiên và việc sản xuất máy bay. Ông khẳng định, việc chế tạo máy bay như vậy là một quá trình hết sức phức tạp.

Có thể tới năm 2040 một số máy bay nào đó thuộc serie này sẽ cất cánh, nhưng sản xuất hàng loạt còn là câu hỏi, chuyên gia cho biết thêm, đồng thời gọi giai đoạn hiện tại của việc chế tạo máy bay thế hệ thứ sáu FCAS là "dự án".

Chuyên gia cũng không loại trừ việc một số nước châu Âu khác cũng sẽ tham gia vào việc phát triển dự án, đồng thời lưu ý rằng việc tái phân bổ sản xuất có thể giúp thúc đẩy tiềm năng công nghệ của các nước thành viên.

Thảo luận