Đại án Phạm Công Danh: Ông Trần Bắc Hà đang ở đâu?

Ngày mai (24/7), TAND TPHCM sẽ mở phiên tòa xét xử Phạm Công Danh (sinh năm 1965, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - VNCB, tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) cùng 45 đồng phạm khác về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Sputnik

Trần Bắc Hà đang ở đâu?

Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Phạm Lương Toản (Chánh Tòa Hình sự TAND TPHCM) và thẩm phán Huỳnh Thị Việt Tiên cùng 2 thẩm phán dự khuyết, 3 hội thẩm nhân dân, 2 thư ký.

Đại án Phạm Công Danh: Hàng loạt đại gia sẽ bị điểm mặt gọi tên

Trong phiên tòa này HĐXX đã triệu tập ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam — BIDV) tới tham dự phiên tòa với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Một nguồn tin của PV cho biết, thư triệu tập ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT, Trưởng Phân ban Rủi ro BIDV) đã được gửi đi sau khi chủ tọa phiên tòa ký quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên, đến trước phiên xử, không ai biết hiện giờ ông Trần Bắc Hà đang ở đâu.

Trước đó, do bệnh ung thư gan có dấu hiệu tái phát nên ông Trần Bắc Hà đã sang điều trị bệnh, phẫu thuật lần hai tại Bệnh viện Gleneagles — Singapore. Cho nên, ông Trần Bắc Hà có đơn xin vắng mặt ở phiên tòa xử ông Trầm Bê vào đầu tháng 1/2018.

Phạm Công Danh "bắt tay ngầm" với cựu Chủ tịch Đà Nẵng mua bán sân Chi Lăng như thế nào?
Trong vụ án này, đại diện 7 ngân hàng được triệu tập trong vai trò người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Ngoài ra, đại diện các công ty: TNHH TM-DV Du lịch Thiên Thanh Long Hải, TNHH Tập đoàn Thiên Thanh, Quỹ Lộc Việt, Nhà Hưng Thịnh… cùng 60 công ty, doanh nghiệp khác cũng được triệu tập.

Ngoài ra, trong số gần 200 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người làm chứng được triệu tập có các ông bà: Vũ Bạch Yến (Chủ tịch HĐQT CBBank), Trần Quý Thanh (Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát), Hứa Thị Phấn (nguyên Chủ tịch Ngân hàng TMCP Đại Tín — TrustBank), Đỗ Minh Phú (Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong — TPBank), Nguyễn Hưng (Tổng giám đốc TPBank)….

Đoàn giám định tư pháp Ngân hàng Nhà nước gồm 8 thành viên cũng được TAND TPHCM triệu tập để tham gia tố tụng.

Hiện nay đã có 64 luật sư đăng ký bào chữa cho 46 bị cáo cũng như người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tới vụ án.

Trần Bắc Hà – Trần Lục Lang - Đoàn Ánh Sáng: Những người Bình Định ở BIDV
Trong vụ án này, ông Phạm Công Danh có 7 luật sư bào chữa là: Phan Trung Hoài, Trương Quốc Hòe, Hà Hải, Trần Minh Hải, Bùi Phương Lan, Chu Mạnh Cường, Bùi Thị Hồng Giang. Ba luật sư Nguyễn Thị Mai Hồng, Phạm Ngọc Trung, Trần Quốc Khánh bào chữa cho ông Trầm Bê.

Không truy tố em trai Phạm Công Danh

Trong nội dung bổ sung tài liệu gửi TAND TPHCM liên quan đến đại án VNCB giai đoạn 2, Viện KSND tối cao cho rằng em trai của bị cáo Phạm Công Danh là ông Phạm Công Trung có dấu hiệu đồng phạm với bị cáo Danh trong việc gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) hơn 6.126 tỉ đồng.

Tuy nhiên, theo Viện KSND tối cao, do Cơ quan CSĐT không đề nghị truy tố ông Phạm Công Trung trong vụ án này nên Viện KSND đang tiếp tục xem xét.

Cụ thể, theo hồ sơ vụ án, Phạm Công Trung nguyên là Tổng giám đốc VNCB; Giám đốc Công ty TNHH sản xuất, xây dựng, thương mại Việt Trung (gọi tắt Công ty Việt Trung).

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam "dính líu" gì trong đại án Phạm Công Danh?
Kết quả điều tra bổ sung có căn cứ xác định ông Trung giao hồ sơ pháp nhân của Công ty Việt Trung cho bị can Mai Hữu Khương để Khương và Trung tiến hành lập hợp đồng mua bán khống vật liệu với một công ty khác, trị giá hợp đồng trên 24 tỉ đồng.

Thông qua hợp đồng mua bán khống này, Danh bổ túc vào hồ sơ của Công ty Nhất Nhất Vinh do Danh đứng sau để vay 330 tỉ đồng của Ngân hàng BIDV (tài sản đảm bảo khoản vay là tiền của VNCB được gửi tại BIDV — PV). Do công ty Nhất Nhất Vinh không trả được tiền cho BIDV, bị BIDV siết nợ, gây thiệt cho VNCB hơn 215 tỉ đồng.

Số phận đại gia ngã ngựa Trầm Bê rồi sẽ ra sao?
Ngoài ra, Phạm Công Trung thừa nhận đưa một số người đến Sở KH-ĐT làm thủ tục thành lập công ty và lấy thông tin các dự án theo chỉ đạo của bị can Danh.

Theo Viện KSND tối cao, hành vi của Phạm Công Trung là đồng phạm, giúp sức cho Danh trong việc vay tiền của BIDV. Tuy nhiên, cơ quan điều tra áp dụng quy định tại Điều 7 bộ luật Hình sự 2015 theo hướng có lợi, đảm bảo tính nhân đạo của pháp luật nên không đề nghị truy tố Phạm Công Trung trong vụ án này. Do đó, Viện KSND tối cao đang tiếp tục xem xét, đánh giá hành vi, áp dụng pháp luật, khi có đủ căn cứ sẽ đề nghị xử lý sau.

Đồng thời, Viện KSND tối cao đề nghị trong quá trình điều tra công khai tại phiên tòa, nếu có căn cứ xác định hành vi phạm tội của Phạm Công Trung thì HĐXX quyết định theo quy định của pháp luật.

Theo: Dân Trí

Thảo luận