Trung Quốc âm thầm chế tàu ngầm sát thủ không người lái

Trung Quốc đang âm thầm phát triển các loại tàu ngầm lớn có khả năng hoạt động ở mọi vùng biển, nhằm thực hiện hàng loạt sứ mệnh từ hậu cần, gài đặt mìn tới tấn công tự sát.
Sputnik

Theo báo South China Morning Post dẫn tiết lộ của những nhà khoa học đang tham gia các dự án trí tuệ nhân tạo (AI) của Trung Quốc, nước này dự kiến sẽ chính thức triển khai các loại tàu ngầm tự động tân tiến này vào đầu những năm 2020. Mặc dù không nhằm thay thế hoàn toàn các loại tàu ngầm có người lái, nhưng chúng sẽ thách thức lợi thế đã thiết lập từ sau Thế chiến thứ hai của các cường quốc hải quân phương Tây.

Đài Loan chuyển Patriot 3 về phía Đông, nhằm thẳng chiến đấu cơ, tàu sân bay Trung Quốc

Các nhà khoa học Trung Quốc tiết lộ, các tàu ngầm không người lái của nước này đặc biệt nhắm chống lại các lực lượng Mỹ ở những vùng nước chiến lược. Dự án thuộc một kế hoạch đầy tham vọng của Bắc Kinh nhằm tăng cường sức mạnh hải quân bằng công nghệ AI.

Trung Quốc đã xây dựng cơ sở thử nghiệm lớn nhất thế giới dành cho các tàu không người lái trên mặt nước ở Chu Hải, tỉnh Quảng Đông.

Các chuyên gia nghiên cứu quân sự của Trung Quốc cũng đang phát triển một hệ thống hỗ trợ tích hợp AI dành cho các chỉ huy tàu ngầm. Hệ thống này sẽ giúp các chỉ huy đưa ra những nhận định nhanh và chính xác hơn ngay trong tình huống chiến đấu.

Ông Duterte hy vọng dân Philippines nhận ra Trung Quốc là "láng giềng tốt"
Các nhà nghiên cứu tiết lộ thêm rằng, lớp tàu ngầm không người lái mới sẽ cùng các hệ thống quân sự tự động và có người lái khác của Trung Quốc trên mặt đất, dưới nước và không trung thực hiện các nhiệm vụ phối hợp khi cần.

Ngoài kích cỡ lớn, do được thiết kế không có người trực tiếp ở trên tàu điều khiển, các tàu ngầm không người lái sẽ tự ra khơi, hoàn thành các sứ mệnh và tự quay trở về căn cứ sau đó. Chúng có thể thiết lập liên lạc với cơ quan chỉ huy trên mặt đất định kỳ để cập nhật thông tin.

"Chủ nghĩa AQ" của Trung Quốc trỗi dậy khi bị loại khỏi tập trận RIMPAC 2018
Đây được coi là một bước cải tiến lớn, do các mẫu khí tài không người lái, dưới nước hiện nay (UUV) hầu hết có kích thước tương đối nhỏ, hạn chế về tầm hoạt động và trọng tải tối đa. Việc triển khai và thu hồi chúng về căn cứ đòi hỏi sự điều động thêm tàu nổi hoặc tàu ngầm khác.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý, những loại tàu ngầm AI này vẫn còn một số nhược điểm, đặc biệt ở thời kỳ đầu phát triển. Chúng sẽ chỉ bắt đầu biên chế bằng các nhiệm vụ tương đối đơn giản. Khi được điều động tham chiến, việc tàu có tấn công mục tiêu hay không sẽ vẫn phụ thuộc vào quyết định cuối cùng của các vị chỉ huy hải quân.

Theo: SCMP, Vietnamnet

Thảo luận