Chuyên gia Nga: Trung Quốc có thể ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào tàu ngầm

Như tin đưa của tờ báo South China Morning Post, các nhà khoa học Trung Quốc đang phát triển một chiếc tàu ngầm cỡ lớn không người lái được trang bị công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Sputnik

Hoạt động tích cực nhằm thực hiện các dự án tàu ngầm không người lái do Viện nghiên cứu Tự động hóa Thẩm Dương, thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc cho thấy, cùng với Mỹ và Nga, Trung Quốc đang vươn tới giành vị trí hàng đầu trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào chiến tranh tàu ngầm- đây là bình luận của chuyên gia quân sự Nga, ông Vasily Kashin theo yêu cầu của Sputnik.

Trung Quốc âm thầm chế tàu ngầm sát thủ không người lái
Các tài liệu khoa học thường thức thường viết về hậu quả có thể xảy ra nếu ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào lĩnh vực quân sự. Bức tranh tương lai về việc các hệ thống robot sẽ điều khiển vũ khí không lệ thuộc vào người điều hành và tự đưa ra quyết định tấn công khiến cho nhiều quốc gia kinh hãi và khiến người ta nghĩ tới những tác phẩm viễn tưởng lừng danh nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, không thể chặn đứng bánh xe tiến bộ của nhân loại, và sẽ xuất hiện những robot chiến đấu đầu tiên, nhiều khả năng sẽ là các phương tiện hoạt động dưới nước. Máy bay và xe cộ không người lái có trí tuệ nhân tạo ở mức giới hạn, và do người điều khiển. Còn tàu ngầm thì hoạt động độc lập, chỉ thỉnh thoảng mới liên lạc với nhà điều hành thiết bị. Như vậy đối với tàu ngầm, hiệu ứng của việc áp dụng trí tuệ nhân tạo sẽ được tối đa hóa.

Ai cũng biết, Trung Quốc đặc biệt chú ý tới việc phát triển tàu ngầm không người lái. Bất chấp những thành công lớn trong lĩnh vực phát triển hạm đội tàu ngầm, phòng thủ tàu ngầm được coi là điểm yếu trong tiềm lực quân sự của Trung Quốc. Nhờ các khoản đầu tư lớn tập trung vào công nghệ mới, Trung Quốc hy vọng sẽ tạo ra bước đột phá và rút gần khoảng cách về độ tiên tiến so với Mỹ. Nếu xét theo các ấn phẩm của Trung Quốc, có thể thấy rằng thiết bị không người lái dưới nước sẽ được sử dụng vào mục đích trinh sát, tìm kiếm và phá hủy mìn dưới biển, gây nhiễu cho đối phương, cũng như mang vũ khí. Tàu ngầm không người lái vừa được sử dụng độc lập, vừa có thể tương tác với các tàu ngầm thông thường có chở người.

Liệu tình báo Mỹ có những thông tin bí mật về hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc?
Các phương tiện không người lái dưới nước mà tờ South China Morning Post nhắc tới có kích thước gần với một số loại tàu ngầm chở người. Chúng sẽ thực hiện nhiệm vụ chiến đấu của mình một cách độc lập, chỉ đôi khi liên lạc với ban chỉ huy. Vì không chở người, thời gian hoạt động của tàu ngầm trên biển sẽ tăng đáng kể, có thể lên nhiều tháng hoặc nhiều năm. Trong khi Nga lắp cho tàu ngầm "Poseidon" lò phản ứng năng lượng hạt nhân cỡ nhỏ, tàu của Trung Quốc sẽ là phi hạt nhân, ít nhất là trong thời gian đầu.

Nhiều khả năng tàu ngầm không người lái của Trung Quốc sẽ hoạt động xa bờ biển của nước này, trong đó có khu vực nằm ngoài chuỗi đảo thứ hai ở Thái Bình Dương, cũng như ở các khu vực xa xôi khác. Về mặt lý thuyết, nhờ tính năng hoạt động độc lập rất lớn, tàu ngầm loại này có thể bí mật tiếp cận truyền thông trên biển của đối thủ trong những bối cảnh quốc tế căng thẳng. Còn lúc xảy ra chiến tranh, tàu ngầm Trung Quốc sẽ có thể tấn công tàu dân sự và tàu chiến của kẻ thù, phá vỡ nguồn cung cấp của địch và tạo ra tình trạng hỗn loạn. Để chống lại những chiếc tàu ngầm này, đối thủ sẽ phải mất nhiều công sức và lực lượng. Số lượng các thiết bị như vậy có thể sẽ rất đáng kể, vì không cần phải huấn luyện các thủy thủ, vì việc đào tạo người sử dụng tàu ngầm thời bình phải tiến hành thường xuyên và rất tốn kém.

Thảo luận