Không có cách gì chống lại "phế liệu". Đạn pháo xuyên giáp nguy hiểm như thế nào?

Nếu một chiếc xe tăng hiện đại bị bắn bằng đạn xuyên giáp thông thường của thời Chiến tranh thế giới thứ hai, thì rất có thể, sẽ chỉ để lại một vết lõm trên vỏ giáp.
Sputnik

Lớp vỏ giáp bằng composit chắc chắn sẽ chịu được một viên đạn như vậy. Nhưng nó có thể bị "đâm thủng" với một viên đạn xuyên giáp động năng (BOPS). Những người lính tăng gọi những viên đạn như vậy là "phế liệu" hoặc "mũi dùi". Về cách thức hoạt động của loại đạn này, — theo tài liệu của "Sputnik".

Tên lửa chống tăng Việt Nam tự nâng cấp có đủ sức bắn thủng siêu tăng M1 Abrams của Mỹ?

Đạn xuyên giáp động năng có đường kính nhỏ hơn cỡ của  pháo đáng kể. Nói đại khái, «vòng cuộn"  có đường kính bằng với đường kính nòng pháo, ở giữa  có lõi kim loại cứng: vonfram hoặc uranium nghèo. Khi rời khỏi nòng pháo, «vòng cuộn"  cung cấp cho lõi cứng đủ động năng và… phân mảnh dưới ảnh hưởng của dòng không khí. Khi tăng tốc lên tới 1500 mét mỗi giây, một đầu đạn «xù lông" tương đối nhẹ và cứng sẽ tạo ra một lỗ nhỏ khi chạm vào tấm giáp. Động năng của viên đạn một phần  hủy diệt lớp vỏ, một phần biến thành nhiệt nung nóng đỏ lõi khoan sâu vào bên trong lớp vỏ giáp, và lan rộng như nan quạt, sát thương đội xe và phá huỷ các bộ phận bên trong xe, tạo thành các đám cháy bên trong. Vì vậy trúng một phát đạn BOPS có thể đảm bảo việc xe tăng bị tiêu diệt hoặc ít nhất sẽ thiệt hại đến mức cần phải sửa chữa trong nhà máy.

đạn xuyên giáp

Việt Nam sản xuất súng bắn xuyên xe bọc thép
Các loại đạn động năng hiện đại rất khác nhau trong thiết kế. Chúng có thể được thiết kế cho một loại pháo xe tăng, theo một số điều kiện nhất định của chiến trận và cho một mục đích cụ thể. Những lợi thế chung của loại đạn như vậy là tốc độ tiếp cận mục tiêu rất lớn, khả năng xuyên giáp cao, ít nhạy cảm trước hệ thống phòng thủ chủ động và bảo vệ tích cực của xe tăng.

Sau khi xuất hiện xe tăng M1 AbramsLeopard-2 trong trang bị của đối thủ tiềm năng (NATO), các nhà thiết kế Liên Xô đã phát triển dành cho pháo tăng 125 mm nòng trơn nhiều loại đạn xuyên giáp có khả năng tấn công các loại vỏ giáp mới và khắc chế hệ thống bảo vệ chủ động. Một trong những đạn BOPS phổ biến nhất dùng cho xe tăng Nga T-72, T-80 và T-90 là MBA-44 "Mango" với hai lõi vonfram, đưa vào trang bị vào năm 1986. Viên "phế liệu" này chỉ nặng khoảng 5 kilôgam, nhưng nó có thể xuyên thủng 500 milimét giáp đồng nhất trong phạm vi lên đến 2 km.

Kỹ thuật xe tăng tại Diễn đàn "Quân đội-2017"

Súng phóng lựu RPG-28 “Klyukva” bắn xuyên tường bê tông (VIDEO)
Vào năm 1991, viên đạn "Chì" ZBM-48 với lõi bằng hợp kim urani đã được sản xuất. Đây là viên đạn pháo nặng và mạnh mẽ nhất của Nga trong loại này dành cho pháo tăng 125 mm. Nó có khả năng xuyên thủng lớp giáp thép đồng nhất độ dày lên đến 650 mm. Và cuối cùng, như các phương tiện truyền thông đưa tin, dành cho xe tăng T-14 "Armata" đã phát triển đạn xuyên giáp  "Vakuum — 1" có thể chọc thủng qua vỏ giáp dày 1000 mm.

Các "đối thủ tiềm năng" cũng không ngồi yên. Từ năm 2016 công ty Mỹ Orbital ATK (từ năm nay là thành viên của Northrop Grumman Innovation System) đã đưa vào sản xuất hàng loạt đạn BOPS thế hệ thứ năm M829A4 cho pháo xe tăng M1. Theo các nhà phát triển, đạn này có thể xuyên thủng 770 mm vỏ giáp.

đạn BOPS M829A
Thảo luận