Chúng tôi gửi tới bạn đọc chuyên mục "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".
Một trong những bằng chứng về sự phát triển kinh tế ấn tượng của Việt Nam là kim ngạch thương mại với các cường quốc hàng đầu thế giới đang tăng trưởng nhanh chóng. Riêng trong tháng 6/2018, giá trị trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam — Trung Quốc đạt 11,2 tỷ USD. Về mặt này Việt Nam vượt trước Malaysia, mà trong nhiều năm nay nước này luôn là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, Jakarta Postcho biết. Trong nửa đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng 28,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi đó kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Malaysia chỉ tăng 15,5%. Trong thời gian này tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam ước đạt 23,5%. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc tăng 37,4%, đứng đầu khối ASEAN. Vào tháng 2 năm 2018, Trung Quốc đã vượt Mỹ và trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Hà Nội hy vọng rằng, việc thành lập ba đặc khu kinh tế sẽ tạo ra động lực quan trọng mới cho sự phát triển của đất nước. Tờ báo uy tín The Diplomat giới thiệu loạt bài về triển vọng và những khó khăn của các đạc khu kinh tế, bài viết đầu tiên đã xuất hiện trên trang web. Sputnik sẽ bình luận về nội dung này trong bài viết riêng.
Reuters lại một lần nữa nêu lên vấn đề nhập khẩu chất thải vào Việt Nam. Hà Nội sẽ ngừng cấp giấy phép nhập khẩu mới và sẽ ngăn chặn các lô hàng bất hợp pháp, vì hàng ngàn container phế liệu và chất thải nhựa đang bị bỏ la liệt tại các cảng biển của đất nước. "Vẫn có nhu cầu về chất thải giấy và chất thải nhựa như một loại vật liệu, điều đó mang lại lợi nhuận cho các nhà sản xuất, nhưng, gây hại cho môi trường", tờ báo trích dẫn tuyên bố của Chính phủ Việt Nam.
Gần Đà Nẵng đã xuất hiện một điểm du lịch mới — cây cầu vàng nằm giữa trời mây, dường như đang được ''nâng đỡ'' bởi đôi tay rất chắc chắn,GCR cho biết. Trong khu du lịch mới có làng Pháp, cáp treo và Bảo tàng tượng sáp.