Mô hình Việt Nam sẽ đánh dấu chấm dứt chế độ Kim Jong-un?

Các cuộc gặp lịch sử của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên với Tổng thống Hàn Quốc và Tổng thống Mỹ đã thắp thêm hy vọng về khả năng giải quyết một trong những vấn đề cấp bách và đau đớn nhất của nền an ninh quốc tế - vấn đề bán đảo Triều Tiên.
Sputnik

Trên báo chí của cả phương Đông và phương Tây xuất hiện nhiều bài phân tích về con đường phát triển của Bắc Triều Tiên, trong các bài này "mô hình Việt Nam" đã được nhắc đến nhiều nhất. Kim Jong-un đã nói về mô hình phát triển này trong cuộc gặp với bà Moon Jae-in, và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng  khuyến khích Bắc Triều Tiên đi theo tấm gương Việt Nam.

Kim Jong-un coi Việt Nam là "hình mẫu"

Các chuyên gia phương Tây thậm chí còn dự đoán rằng, GDP của Bắc Triều Tiên sẽ tăng gấp hai lần nếu Bình Nhưỡng lặp lại mô hình Việt Nam và tiến hành cải cách thị trường nghiêm túc, thu hút những dự án đầu tư và công nghệ nước ngoài quy mô lớn. CHDCND Triều Tiên có đủ điều kiện để làm như vậy: tài nguyên thiên nhiên phong phú, lực lượng lao động lành nghề và vị trí địa lý thuận lợi.

Nhưng, để phát triển kinh tế thành công Bắc Triều Tiên cần phải thực hiện những đổi mới căn bản về mặt chính trị, các tác giả phương Tây dạy bảo, trước hết Bình Nhưỡng nên từ bỏ vũ khí hạt nhân và thay đổi chế độ chính trị. Tạp chí uy tín của Mỹ Foreign Policy đăng tải bài viết, trong đó tác giả lập luận rằng, mô hình Việt Nam sẽ đánh dấu chấm dứt chế độ Kim Jong-un, bởi vì bí quyết thành công của Việt Nam là nguyên tắc tập thể lãnh đạo.

Ông Trump coi Kim Jong-un là “nhà đàm phám vĩ đại”

Nhà khoa học chính trị và nhà phương Đông học nổi tiếng của Nga Vladimir Kolotov, Trưởng bộ môn lịch sử các nước Viễn Đông thuộc Khoa Đông phương học, Đại học Quốc gia St. Petersburg, dứt khoát không đồng ý với cách đánh giá và dự báo của tạp chí và cho rằng, không thể "nhập khẩu" mô hình kinh tế trong những điều kiện chính trị đối ngoại khác. Đối với CHDCND Triều Tiên, điều kiện này là việc Hoa Kỳ muốn gia tăng sự căng thẳng trong khu vực này trên thế giới.

"Mỹ cần đến sự căng thẳng để núp dưới cái cớ mối đe dọa từ phái Bắc Triều Tiên bán các hệ thống phòng thủ tên lửa cho các quốc gia trên thực tế không có nhu cầu về hệ thống này. Hoa Kỳ cần đến cuộc xung đột cục bộ mà họ có thể quản lý để biện minh cho sự tồn tại của các căn cứ quân sự và các chế độ mà họ kiểm soát — Nhật Bản và Hàn Quốc — để chiếu sức mạnh lên Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Nga. Kim Jong-un muốn để nước ông phát triển với tốc độ tăng trưởng cao. Nhưng, phương Tây không quan tâm đến điều này, cũng như không quan tâm đến sự phát triển của châu Phi và Trung Đông, Myanmar và Bangladesh. Phương Tây muốn thấy những cuộc xung đột cục bộ chứ không phải sự thịnh vượng ở những vùng này.

Bắc Triều Tiên vinh danh những bức tượng của Kim Il Sung và Kim Jong Il tại Bình Nhưỡng vào đêm trước ngày giỗ của Kim Il Sung

Hoa Kỳ hứa sẽ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đang bóp nghẹt Bắc Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân. Nhưng, không chắc chắn rằng họ sẽ thực hiện lời hứa này. Phương Tây đã hứa với Nga rằng, sau khi giải thể khối Hiệp ước Warsaw, NATO sẽ không mở rộng về phía Đông. Tình hình rốt cuộc như thế nào? Khối Warsaw không tồn đại, và NATO tiến sát gần biên giới của Nga. Và đây là một thí dụ về cách đối xử với một cường quốc hạt nhân. Kim Jong-un đã giành được quyền ngồi vào bàn đàm phán vì nước ông có sẵn vũ khí hạt nhân và các phương tiện mang. Nếu ông không sở hữu vũ khí hạt nhân thì phương Tây trừ khử ông cũng như họ đã từng trừ khử Gaddafi, Saddam Hussein và Slobodan Milosevic, và đang muốn làm những điều tương tự với Bashar al-Assad. Trong thế giới ngày nay, không thể tin ai cả. Bởi vì bất cứ lúc nào bất kỳ quan chức Mỹ có thể giơ lên chiếc lọ thủy tinh chứa đường và nói rằng, đây là vũ khí hủy diệt hàng loạt của một quốc gia nào đó, và trên cơ sở đó họ sẽ xâm nhập hoặc ném bom xuống quốc gia này".

Vấn đề chính không phải là chế độ chính trị, mà là những lợi ích chính trị nhất thời, Giáo sư Kolotov nói tiếp. Chế độ chính trị ở Ả Rập Xê-út không phải là dân chủ, đây là một chế độ độc tài và khát máu hơn nhiều so với chế độ Bắc Triều Tiên, nhưng, Hoa Kỳ và Ả Rập Xê-út là bạn bè, còn Bắc Triều Tiên là kẻ thù của Mỹ. Khi Saddam trong thời gian 9 năm chiến đấu chống lại Iran theo chỉ thị của phương Tây, ông ta đã là người tốt, và sau đó đột nhiên biến thành nhà độc tài. Với chế độ Ngô Đình Diệm cũng vậy. Khi ông được giao quyền lực theo chỉ thị của Mỹ, ông đã là một nhà chính trị theo phong cách dân chủ, và khi ông bị loại bỏ cũng theo chỉ thị của Mỹ, thì ngay lập tức biến thành một nhà độc tài.

“Kim Jong-un có thể đi theo con đường Việt Nam”

Trong bối cảnh này, Việt Nam và Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh là một ví dụ hiếm hoi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo ra một hệ thống quyền lực tự tái tạo có đủ khả năng phục hồi chủ quyền quốc gia trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và tiếp tục tồn tại trong gần 50 năm sau khi người sáng lập hệ thống này qua đời. Hệ thống này bảo đảm tăng trưởng GDP gần 7% mỗi năm trong 30 năm liền, trên lãnh thổ Việt Nam không có các căn cứ quân sự nước ngoài, nước này thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, và điều quan trọng nhất — hoàn thành thống nhất đất nước, mà cho đến nay cả Trung Quốc hay hai nước Triều Tiên chưa thể làm được, chuyên gia Nga nhận định.

Thảo luận