“Kim Jong-un có thể đi theo con đường Việt Nam”

© REUTERS / KCNAKim Jong-un
Kim Jong-un - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Để bảo tồn thể chế hiện nay, ông Kim Jong-un sẵn sàng đi tới quyết định bước ngoặt trong chính sách của mình đối với Hoa Kỳ, động thái có thể làm thay đổi toàn bộ cục diện chính trị vùng Đông Bắc Á. Tuy nhiên, như tờ Tona Ilbo của Hàn Quốc nhận xét, ông Kim đã sẵn có tấm gương để định hướng – Việt Nam từng trải qua đúng con đường như vậy.

Tờ báo dẫn lời một quan chức cấp cao của Hàn Quốc, ngay từ lúc thu xếp cuộc đối thoại liên Triều vào tháng Giêng đã nêu giả thiết rằng ông Kim Jong-un có vẻ đang suy nghĩ về "mô hình Việt Nam" dành cho lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện tại. Theo quan điểm của ông này, mô hình Việt Nam — bảo lưu hệ thống cộng sản đồng thời thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, là phương án thích hợp nhất với kế hoạch của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, người đang cố gắng biến đất nước mình thành một "quốc gia bình thường".

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un trên màn hình TV - Sputnik Việt Nam
Ông Kim Jong-un muốn ký Hiệp ước hòa bình với Hoa Kỳ?

Bạn bè qua thử thách

Báo Hàn Quốc nhắc rằng giống như bán đảo Triều Tiên hôm nay, Việt Nam từng có thời bị tàn phá chia cắt bởi chiến tranh tàn bạo. Việt Nam được coi là một trong những quốc gia chống Mỹ anh dũng nhất, từ đầu cuộc chiến đã nhận được sự giúp đỡ của Trung Quốc và giữ mối quan hệ gần gũi với Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, sau khi chuyển nền kinh tế sang hướng thị trường, Hà Nội đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Washington vào năm 1995 và tiến lên theo con đường khác với Bắc Triều Tiên. Nhờ đà tăng trưởng kinh tế bùng nổ, đất nước Việt Nam đã trở thành một trong những thủ lĩnh  của ASEAN và đóng vai trò tích cực trên vũ đài quốc tế. Khi đến thăm Washington vào năm 2015, nhân dịp kỷ niệm 20 năm quan hệ song phương Mỹ-Việt, Tổng Bí thư BCH Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã nói với Tổng thống Hoa Kỳ rằng hai nước "đã chuyển từ đối thủ thành đối tác".

Tổng thống Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Ông Trump dự đoán “thành công lớn” trong cuộc đàm phán với CHDCND Triều Tiên

"Có lẽ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, Kim Jong-un tính đến dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt và đạt được ổn định hệ thống bằng con đường  tăng trưởng kinh tế. Là nhân vật còn khá trẻ, Kim Jong-un tin rằng ông ta  sẽ có thể nắm giữ quyền lực trong thời gian dài, và đạt tới những thành quả đáng kể khi cầm quyền", — nguồn tin của tờ báo trong Chính phủ Hàn Quốc nêu dự đoán.

Và kịch bản chuyển biến sự kiện như vậy phần nhiều tác động đến trạng thái đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Giữa hai ngọn lửa

Donald Trump,  Kim Jong Un - Sputnik Việt Nam
Thái độ của Nga với cuộc hẹn gặp của các ông Kim Jong-un và Trump
Việt Nam cũng như Bắc Triều Tiên đều giáp giới với Trung Quốc, nhưng quan hệ của các nước khó gọi là ấm áp thân thiện.  Hà Nội mâu thuẫn với Bắc Kinh vì Biển Đông còn Bình Nhưỡng hiện đang cố gắng tránh cái bóng lớn ngăn cách của bức trường thành Trung Quốc. Còn Hoa Kỳ đương nhiên đang cố khai thác những mâu thuẫn này. Tuần trước, lần đầu tiên kể từ sau khi kết thúc chiến tranh năm 1975, tàu sân bay nguyên tử  "Carl Vinson" đã đến thăm Việt Nam. Và ít ai ngờ vực rằng Việt Nam đang củng cố quan hệ với Hoa Kỳ để kiềm chế Trung Quốc.

Có thể thấy rằng ông Kim Jong-un dường như muốn đi theo con đường như vậy khi tạo ra cuộc cạnh tranh giữa hai cường quốc thế lực bằng sự uyển chuyển khéo léo của mình và nhận hỗ trợ kinh tế từ cả hai. Lập trường như vậy có thể làm xói mòn ảnh hưởng truyền thống của Trung Quốc trong khu vực, nhưng Bắc Kinh có vẻ chẳng mấy lo ngại về khả năng đua tranh mà sẵn sàng chấp nhận sự đổi thay đó, nếu bán đảo Triều Tiên ổn định và vắng bóng vũ khí hạt nhân. Hơn thế nữa, quốc gia hùng mạnh này sẽ có nhiều cơ hội hơn để lôi kéo Bắc Triều Tiên về phía mình bằng kinh tế từ lợi thế của người láng giềng gần gũi.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un trên màn hình TV - Sputnik Việt Nam
Trump đồng ý gặp Kim Jong-un

Vì vậy, nếu cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới của ông Kim Jong-un với ông Moon Jae-in và ông Donald Trump diễn ra thành công, Bắc Triều Tiên sẽ phi hạt nhân hóa đổi lấy việc tạo ra cộng đồng kinh tế chung với Hàn Quốc, còn việc từ chối chương trình tên lửa-hạt nhân sẽ dẫn đến thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Kết quả là, đối với Bình Nhưỡng, "bạn đồng minh máu thịt" Trung Quốc sẽ chuyển sang danh sách các "đối tác thường xuyên", nhưng cả Bắc Kinh cũng sẽ có ngay bên cạnh một "quốc gia  bình thường", tiện lợi hơn nhiều so với "chú em hàng xóm ngang ngược bất kham" với tên lửa hạt nhân trong tay, — "Tona Ilbo" kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала