Đừng mong thành tựu lớn ở châu Á-Thái Bình Dương từ sáng kiến của Pompeo

Hoa Kỳ củng cố chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bằng sáng kiến kinh tế. Phát biểu tại Phòng Thương mại Mỹ vào ngày 30/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hứa sẽ mở rộng sự hợp tác trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và năng lượng với các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương và tăng cường hỗ trợ tài chính cho các nước này.
Sputnik

Hoa Kỳ muốn đẩy Trung Quốc khỏi cơ sở hạ tầng khu vực và vượt trước Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng. Tuy nhiên, họ không thể đạt nhiều thành công trong việc này, các chuyên gia bình luận như vậy về sáng kiến của Ngoại trưởng Hoa Kỳ trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.  

Liệu Đài Loan sẽ trở thành một phần trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ?

Phát biểu tại Phòng Thương mại Mỹ trước khi bắt đầu chuyến thăm 3 nước Singapore, Malaysia và Indonesia, Ngoại trưởng Mỹ công bố một sáng kiến trị giá 113 triệu USD (gói đầu tư đầu tiên) dành cho các dự án công nghệ, năng lượng và hạ tầng cho các nền kinh tế mới nổi ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông lưu ý rằng, sáng kiến ​​này nhằm định hình khía cạnh kinh tế trong chiến lược "Ấn Độ-Thái Bình Dương" (Indo-Pacific) của Tổng thống Donald Trump — một chiến lược nhằm xây dựng sự hợp tác cùng có lợi trong khu vực chứ không phải sự thống trị của Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Mỹ cũng nói rằng, Washington muốn một châu Á "tự do và cởi mở" không bị thống trị bởi bất kỳ một quốc gia nào.

Ông Pompeo: Nam Thái Bình Dương sẽ chọn Mỹ chứ không phải Trung Quốc
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia Yang Danzhi từ Trung tâm Nghiên cứu về an ninh khu vực thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc lưu ý rằng, chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ nên được xem như sự tiếp nối của chiến lược tái cân bằng quyền lực trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã được đề xuất dưới thời  chính quyền Barak Obama. Nội dung chính của chiến lược tái cân bằng là củng cố sức mạnh quân sự của Mỹ trong khu vực và tham gia vào việc phân bổ nguồn lực. Chuyên gia Trung Quốc lưu ý rằng, trước đây các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ hầu như không đề cập đến các vấn đề kinh tế trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương. Ông không loại trừ rằng, Ngoại trưởng Pompeo cố gắng lấp đầy khoảng trống đã xuất hiện sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.

Chuyên gia Yang Danzhi thu hút sự chú ý đến một số chi tiết khác trong bài phát biểu của Mike Pompeo:

Ấn Độ thay đổi quan hệ đối với chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ?

"Ông Pompeo gửi hai tín hiệu. Một mặt, ông nhấn mạnh nguyên tắc giữ trật tự, việc bảo vệ các giá trị đạo đức được tuyên bố là ưu tiên cao nhất. Tín hiệu này được gửi đến các nước trong khu vực và toàn bộ cộng đồng quốc tế để xua tan những lo ngại về ý định chiến lược của Hoa Kỳ. Trên thực tế, các nước trong khu vực lo ngại rằng, một số cường quốc đang tăng trưởng nhanh có thể làm suy yếu trật tự hiện tại để đẩy Hoa Kỳ khỏi khu vực. Một tín hiệu khác — đừng quên cảnh báo những cường quốc đang nổi lên. Xét theo diễn biến phát triển các sự kiện trong khu vực, lời cảnh báo này trước hết gửi đến Trung Quốc. Mike Pompeo khẳng định rằng, Hoa Kỳ sẽ không thống trị khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, và sẽ chống lại bất kỳ quốc gia nào muốn chiếm ưu thế ở đó. Nhưng, điều trớ trêu là Hoa Kỳ đã chiếm ưu thế trong các vấn đề an ninh ở khu vực này. Ngoài ra, trong tương lai, trong một thời gian tương đối dài, vị thế thống trị của Hoa Kỳ sẽ không sớm bị lung lay. Nói chung, nội dung chính trong chính sách của Hoa Kỳ vẫn là duy trì trật tự khu vực hiện có, nơi mà Hoa Kỳ giữ vị thế thống trị".

"Mỹ cần phải hiện diện ở Ấn Độ-Thái Bình Dương"
Về phần mình, chuyên gia Alexei Maslov, người đứng đầu Trường Nghiên cứu Phương Đông thuộc Đại học Kinh tế Nga, lưu ý rằng, cuối thế kỷ trước, Hoa Kỳ không chỉ tích cực hợp tác với các nước Đông Nam Á, mà còn kiểm soát một số lĩnh vực trong nền kinh tế của các nước này. Ví dụ, Washington đã kiểm soát ngành năng lượng và ngành xây dựng cơ sở hạ tầng ở Indonesia. Hoa Kỳ đã hoạt động rất tích cực ở Philippines, Malaysia và Thái Lan. Đồng thời, kể từ đầu những năm 2000, sự trỗi dậy của Trung Quốc làm thay đổi tình trạng này. Đặc biệt hiện nay khi Trung Quốc đề xuất dự án riêng cho khu vực này — "Vành đai và con đường". Trong khuôn khổ dự án này Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng, chủ yếu ở Indonesia, Malaysia, Việt Nam, đầu tư vào lĩnh vực năng lượng và hỗ trợ cho ngành sản xuất lương thực và ngành nông nghiệp nói chung.
Pompeo gọi Trung Quốc là vấn đề chính của Hoa Kỳ

Chuyên gia Alexei Maslov nói: "Trong sáu tháng qua, Trung Quốc đã tăng cường đáng kể sự hiện diện ở Đông Nam Á, mà điều đó, ở một mức độ nhất định, phá hoại nỗ lực của Mỹ thực hiện chính sách này. Ví dụ, một số thực phẩm trước đây được cung cấp từ Hoa Kỳ hiện đang được cung cấp từ Indonesia hoặc Việt Nam. Bây giờ Hoa Kỳ đang cố gắng đẩy Trung Quốc khỏi thị trường đầu tư lớn của Đông Nam Á, vượt trước Trung Quốc ít nhất trong lĩnh vực năng lượng bằng cách lại đầu tư vào ngành này. Chắc chắn trong tương lai gần họ sẽ tổ chức cuộc đàm phán với sự tham gia của Mỹ về thăm dò dầu khí ở Đông Nam Á, về vấn  đề vận chuyển sản phẩm năng lượng".

Ngoại trưởng Pompeo: Hoa Kỳ cố gắng hợp tác chứ không áp chế ở châu Á-Thái Bình Dương
Hoa Kỳ hy vọng vào sự thành công bởi vì một số nước Đông Nam Á thể hiện sự lo ngại trước sự hiện diện tích cực của Trung Quốc, chuyên gia Nga nhận xét. "Mỹ hy vọng rằng, những lo ngại này có thể được sử dụng để xây dựng một chính sách mới — để Hoa Kỳ quay trở lại khu vực về mặt kinh tế, và sau đó khôi phục sự hiện diện quân sự, y như họ đã làm ở Philippines. Tuy nhiên, họ không nên chờ đợi một thành công lớn… Ít nhất là vì Trung Quốc đã vượt trước Mỹ về sự hiện diện trong khu vực. Ngoài ra, Trung Quốc không chỉ đầu tư những khoản tiền lớn vào các nước Đông Nam Á mà còn đề xuất một khái niệm mới về sự phát triển giúp các nước trong khu vực tiến lên những cấp độ cao hơn về mặt chính trị, mà không chỉ riêng về mặt kinh tế. Còn Mỹ trên thực tế đề nghị tiếp tục chính sách cũ khi các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á chỉ là các nước thứ cấp trong mô hình phát triển của Mỹ. Do đó, đừng mong thành tựu lớn từ sáng kiến kinh tế của Ngoại trưởng Mike Pompeo", — chuyên gia Alexei Maslov nhận xét.

Thảo luận