Dự trữ vàng: Nga đang tiếp cận "kỷ lục Stalin" và ngày càng giảm lệ thuộc vào đồng đô la

Nga và Trung Quốc tiếp tục tích cực mua vàng dự trữ. "Ngân hàng Trung ương Nga đang hành động nhanh trí và khéo léo ", - chuyên gia về thị trường vàng Dmitry Shpek nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Sputnik

"Matxcơva  ngày càn giảm lệ thuộc vào đồng đô la Mỹ". Trung Quốc phần nào tụt lại phía sau Nga về tốc độ mua vàng, nhưng, ở nước này có nhiều nhà đầu tư tư nhân cũng đang mua vàng.

Liệu có thể không cần tới đô la Mỹ được không?

"Có một sự khác biệt giữa Nga và Trung Quốc",  - ông Dmitry Shpek, chuyên gia về thị trường vàng ở Munich cho biết. "Ở Trung Quốc, doanh nghiệp, cá nhân đang nhập khẩu vàng nhiều nhất. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng mua vàng, nhưng, tỷ lệ vàng trong tổng dự trữ ngoại hối là khá nhỏ. Thay vào đó, các cá nhân mua rất nhiều vàng, điều đó thấy được rõ qua dữ liệu mua, bán vàng tại sở giao dịch địa phương".

Ở Nga, tình hình là khác. "Tỷ lệ vàng trong tổng dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương là rất cao. Ngoài ra, Nga đang giảm thị phần tài sản bằng đồng đô la, đặc biệt trong những tháng gần đây". Tức là Nga  và Trung Quốc đang đi theo hai chiến lược khác nhau. Và họ có "lý do nghiêm trọng" để làm như vậy. Ít nhất là Nga có một lý do rất nghiêm trọng",  - chuyên gia nói.

Đồng đô la Mỹ là đồng tiền chính trên thế giới

Ông Zhirinovsky kiến nghị thu hồi vàng dự trữ của Nga từ Hoa Kỳ
Lý do là đô la Mỹ vẫn thống trị hệ thống tài chính quốc tế. Theo Ngân hàng Trung ương Nga, đồng đô la Mỹ có những thiếu sót lớn với tư cách đồng tiền hàng đầu trên thế giới. "Ví dụ, tiền có thể mất giá do lạm phát. Đây là một kiểu tuyên ngôn chính trị: người nào có quá nhiều đô la có thể bị đe dọa về mặt chính trị. Vì vậy, trong khi Mỹ và phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt chính trị với Nga, Matxcơva có đủ cơ sở để đặt cược vào vàng". Khác với ngoại tệ, người ta không thể công bố kim loại quý "bị mất giá".

Còn Mỹ, nước có nợ công cao nhất mọi thời đại, có khả năng làm như vậy. "Ngay từ những năm 1960, Washington luôn theo đuổi chính sách loại bỏ vàng từ hệ thống quốc tế của các Ngân hàng Trung ương và thay thế nó bằng trái phiếu chính phủ Mỹ".

Chính sách "nhanh trí" của Nga trong lĩnh vực vàng

Theo chuyên gia Shpek, trong bối cảnh này Matxcơva đang hoạt động "rất khéo léo, trong gần 10 năm gia tăng dự trữ vàng ". Tức là, Nga đã làm những gì mà các ngân hàng trung ương và chính phủ của nhiều quốc gia đã và đang làm trong một thời gian dài.

"Nga đang đặt cược vào một công cụ có giá trị và chất lỏng ổn định duy nhất không phụ thuộc vào việc con nợ mất khả năng thanh toán",  - ông Shpek nói. "Vàng là một phương tiện truyền thống duy trì giá trị trong quan hệ giữa các quốc gia". Theo chuyên gia, không loại trừ khả năng Nga bắt đầu hành động như thế "dưới sức ép của lệnh trừng phạt. Nga đang hành động rất hợp lý, cắt giảm tỷ lệ đồng USD trong kho dự trữ và thay thế đô la bằng vàng. Nga dựa vào công cụ truyền thống để duy trì giá trị trong hệ thống thanh toán quốc tế".

Dự trữ của Nga: "Đã tăng gấp mười lần"

"Nga đã tăng dự trữ vàng lên 2.000 tấn, có nghĩa là đã đạt mức kỷ lục năm 1941của Liên Xô", chi nhánh ở Đức của kênh truyền hình RT cho biết vào ngày chủ nhật. Khi đó Joseph Stalin là Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô và Tổng tư lệnh tối cao của Hồng quân. Bây giờ Nga tìm cách tăng cường hơn nữa tính độc lập chính sách tiền tệ và thoát khỏi sự thống trị của đồng đô la Mỹ. Các nhà phân tích tài chính của Nga đã nói như vậy trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình RT. "Trong mười năm qua, tỷ lệ vàng đã tăng gấp 10 lần trong kho dự trữ của Kremlin", kênh RT dẫn lời một chuyên gia.

"Nga đã đẩy mạnh mua vàng dự trữ trong thời gian chiến dịch tranh cử tổng thống tại Hoa Kỳ và không dừng lại ngay cả khi Donald Trump — dường như là ứng viên được Điện Kremlin ưa thích hơn, thắng cử", — ông Anton Makhnovsky, CEO của ICBF, nói. Ông cho rằng Nga sẽ tiếp tục tăng dự trữ.

Nga cũng giảm nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ từ 96,1 tỷ USD hồi tháng 3 xuống còn 14,1 tỷ USD trong tháng 5. Còn tỷ trọng kim loại quý hiện nay ước đạt 460 tỷ USD. Theo Ngân hàng Trung ương Nga, trong tương lai gần, con số này sẽ lên đến 500 tỷ.

Trump, vàng và phi công nghiệp hóa ở Hoa Kỳ

Để hỗ trợ đồng đô la, Washington tìm cách loại bỏ kim loại quý từ thị trường quốc tế. Theo ông Shpek, Mỹ muốn "tạo điều kiện để thu hẹt lại thặng dư thâm hụt. Trên toàn thế giới, không có quốc gia nào khác phải đối mặt tình trạng thâm hụt trong hơn 50 năm liền". Vì vậy, Mỹ cố gắng để trong kho dự trữ của các ngân hàng trung ương có đô la Mỹ, chứ không phải vàng, — nhà phân tích cho biết.

Tuy nhiên, chính sách này có thể gây hại cho bản thân Hoa Kỳ. "Sự thâm hụt trong bảng cân đối kế toán dẫn đến việc tỷ giá đô la tăng mạnh quá mức". Điều này, đến lượt nó, dẫn đến phi công nghiệp hóa và gây ra sự suy thoái công nghiệp ở đất nước này. "Đây là một trong những vấn đề mà ông Trump đang cố gắng giải quyết. Tuy nhiên, ông đang đưa ra những lập luận hoàn toàn sai lầm và chỉ đơn giản đổ lỗi cho các đối tác. Tất nhiên, đây là điều ngu ngốc", — ông Shpek nói. Vàng đã, đang và vẫn là một "vis-a-vis" của "tiền tín dụng", chẳng hạn như đồng đô la Mỹ.

Thảo luận