Luật mới nhằm bảo vệ chủ quyền hay gây thiệt hại kinh tế?

Những vụ án tham nhũng mới và những cạm bẫy trong Luật an ninh mạng, những vấn đề của ngành năng lượng điện và cuộc chiến chống nạn nghiện rượu bia - đây chỉ là một số trong những chủ đề báo chí và thông tin về Việt Nam trên những phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua.
Sputnik

Chúng tôi gửi tới bạn đọc chuyên mục "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Cách chức Thứ trưởng với ông Bùi Văn Thành, xoá chức của ông Trần Việt Tân

Các phương tiện truyền thông nước ngoài chú ý theo dõi chiến dịch chống tham nhũng đang mở rộng ở Việt Nam. Vào tuần này U.S. News & World Report đưa tin về những cáo buộc "rất nghiêm trọng" chống  lại Thứ trưởng Bộ Công An Việt Nam, trung tướng Bùi Văn Thành. Và tờ South China Morning Post kể về phiên tòa xét xử 46 cựu quan chức Ngân hàng xây dựng Việt Nam, các bị cáo đã gây hậu quả nghiêm trọng sau khi làm thất thoát khoảng 257 triệu USD. Chính phủ Việt Nam tiếp tục dọn sạch nợ xấu của hệ thống ngân hàng, quyết liệt chống tham nhũng và "gia đình trị" trong lĩnh vực này, tờ báo viết và nhắc nhở rằng, theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Việt Nam xếp thứ 107/180 về chỉ số tham nhũng năm 2017, đứng sau Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc. Reutersđưa tin rằng, Việt Nam sẽ hết sức hạn chế hoặc có thể ngừng cấp thêm giấy phép cho ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật An ninh mạng
Tờ Modern Diplomacy có bài viết về Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN), diễn ra tại Hà Nội từ ngày 11 đến 13/9. Các nguyên thủ quốc gia và thủ tướng các nước ASEAN, hơn 800 đại diện của các cơ quan chính quyền, giới doanh nghiệp và tổ chức xã hội sẽ thảo luận về một trong những nội dung cấp bách nhất — tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ở Đông Nam Á. Một bài dài về chủ đề này đăng tải trên tờ The National Interest, trong đó cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear lập luận về ảnh hưởng của Luật an ninh mạng mới được thông qua ở Việt Nam đến nền kinh tế của đất nước. Tác giả viết rằng, vào tháng 5 năm 2017, chính phủ Việt Nam ban hành một chỉ thị đầy tham vọng để dẫn dắt đất nước qua cái gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần 4, giúp Việt Nam cải thiện khả năng cạnh tranh bằng cách tận dụng công nghệ số và truyền thông xã hội, thương mại điện tử vv. Đủ để nói rằng, trong giai đoạn 2016-20, thương mại điện tử đã tăng trưởng như vũ bão với tốc độ trung bình 20% mỗi năm, Tuy nhiên, theo tác giả, Luật an ninh mạng đòi hỏi các công ty nước ngoài cung cấp dịch vụ ICT cho người tiêu dùng Việt Nam phải lưu trữ các dữ liệu của người sử dụng mạng Việt Nam trong lãnh thổ Việt Nam, mà đây là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế của đất nước. Doanh nghiệp phải có quyền truy cập miễn phí vào cơ sở dữ liệu. Các tập đoàn quốc tế sẽ ít sẵn sàng cấp dịch vụ  cho các công ty cản trở dòng dữ liệu tự do so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Điều đó có thể tác động rất tiêu cực đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, tác giả viết.

Luật an ninh mạng nhằm mục đích đảm bảo an ninh cho đất nước. Đây là một vấn đề rất quan trọng, chúng tôi sẽ có một bài viết riêng về nội dung này.

PVN phát hiện mỏ dầu khí mới
Ấn phẩm kinh tế Bloombergđưa tin đáng mừng: vào tháng 9, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn lớn nhất Việt Nam sẽ có công suất 200 nghìn thùng dầu thô/ngày, và đến ngày 15 tháng 11 sẽ vận hành thương mại trong nước. Nhờ điều đó Việt Nam có thể cắt giảm xăng và dầu nhập khẩu từ các nước láng giềng, bao gồm Hàn Quốc, Singapore và Malaysia. Kuwait Petroleum Corp là bên sở hữu 35% cổ phần của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn. Đây là một thí dụ về việc các tập đoàn dầu mỏ khổng lồ từ Trung Đông muốn đầu tư vào ngành lọc dầu ở các nước Đông Á và Đông Nam Á.

Việt Nam đề ra mục tiêu đầy tham vọng — trở thành quốc gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, tạp chí SeafoodSource viết.  Hiện tại, đất nước này đứng thứ 4, sau Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ. Nhờ đường bờ biển dài với nhiều vịnh nhỏ, điều kiện môi trường khác nhau trong các miền của đất nước, Việt Nam có thể sử dụng các công nghệ tiên tiến của phương Đông và phương Tây để mở rộng và đa dạng hóa thủy sản. Theo chiến lược phát triển, Việt Nam phấn đấu để xuất khẩu hải sản nuôi lên đến 10 tỷ USD vào năm 2050.

Việt Nam: quốc gia nhỏ nhưng hùng mạnh
Nhưng, không phải mọi thứ đều tốt đẹp trong nền kinh tế Việt Nam. Nhan Dan Online cho biết rằng, Việt Nam có thể đối mặt nguy cơ thiếu điện vào năm 2020. Điều này là do sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế và sự chậm trễ trong việc đưa vào vận hành một số nhà máy điện. Một trong những nhiệm vụ khó khăn là duy trì an toàn sinh thái trong khi từ bỏ năng lượng hạt nhân, ngoài ra Việt Nam thiếu nguồn năng lượng thay thế, tác giả viết. Cần phải sớm tìm kiếm giải pháp cơ bản.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị Việt Nam hạn chế việc sử dụng rượu bia vì rượu bia đang gây nhiều hệ lụy, VietNamNet Bridge cho biết. Ước tính trung bình một người Việt từ 15 tuổi trở lên uống 8,3 lít cồn nguyên chất (lượng rượu bia quy đổi), Thái lan cũng vậy, nhưng, con số này ở các nước khác trong khu vực thấp hơn nhiều. WHO khuyến nghị Chính phủ Việt Nam tăng giá sản phẩm này để giảm mức tiêu thụ rượu bia, điều đó sẽ giúp bảo vệ sức khỏe người dân, đặc biệt là giới trẻ.

Thảo luận