Hà Nội mở đường đến châu Phi

Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang sẽ thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia và Cộng hòa Arab Ai Cập từ ngày 23-29/8/2018 theo lời mời của các nhà lãnh đạo của hai nước này.
Sputnik
Chủ tịch nước Trần Đại Quang sắp thăm Ai Cập và Ethiopia

Theo ý kiến của nhà nghiên cứu hàng đầu của Viện Nghiên cứu Viễn Đông Grigory Lokshin, chuyến thăm này sẽ là một ví dụ mới về việc ban lãnh đạo Việt Nam đang thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII trong lĩnh vực chính sách đối ngoại. Đây là đường lối chính sách đối ngoại trên tinh thần cởi mở, đa vector, để đa dạng hoá các mối quan hệ kinh tế của Việt Nam, nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Mặc dù mối quan hệ của Việt Nam với Ai Cập và đặc biệt với Ethiopia vẫn còn ở dạng sơ khai, — ông Lokshin cho biết trong cuộc phỏng vấn với "Sputnik-Việt Nam", — sự phát triển của mối quan hệ này có triển vọng lớn. Ví dụ, ở Ai Cập, phía Việt Nam có thể quan tâm đến bông cotton, mà ở Việt Nam không có. Ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam có nhu cầu về vật liệu dệt này, đặc biệt có chú ý đến việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam mang lại khoảng 15% doanh thu xuất khẩu hàng năm cho ngân sách. Cả hai nước châu Phi và Việt Nam đều có thể cung cấp cho nhau thị trường tiêu dùng rộng lớn. Ví dụ, Việt Nam có thể xuất khẩu gạo và hàng đồ điện tử cho hai nước này.

Giáo sư Vladimir Kolotov, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học tổng hợp quốc gia St. Petersburg, lưu ý đến thực tế rằng, ba quốc gia — Việt Nam, Ai Cập và Ethiopia — đều có dân số xấp xỉ bằng nhau — khoảng 95 triệu người.

Trung Quốc tăng cường bành trướng ở Tây Phi

Tuy nhiên, tăng trưởng GDP thực rất khác nhau giữa ba nước này, — ông Kolotov ghi chú. — Ở Ai Cập — khoảng 1. 200 tỷ đô la, ở Việt Nam — khoảng 650 tỷ đô la, ở Ethiopia — 200 tỷ.

Ông Kolotov cũng lưu ý đến thực tế rằng, biên giới phía đông bắc của Ethiopia chỉ cách vài cây số từ căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc ở Djibouti. Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, từ năm 2013 đến năm 2017, xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc sang châu Phi đã tăng 55% so với cùng kỳ 5 năm trước. Ngoài khối lượng xuất khẩu vũ khí, đã gia tăng số lượng các quốc gia mà Trung Quốc tiếp cận thị trường của họ, danh mục trang thiết bị quân sự được cung cấp cho các nước này cũng tăng lên.

Addis Ababa, Ethiopia

Nói về sự hiện diện kinh tế của Trung Quốc ở châu Phi nói chung, và ở khu vực Bắc Phi nói riêng, thì trong những năm gần đây, sự hiện diện của Bắc Kinh cũng đã tăng đáng kể. Các dự án lớn đang được thực hiện với sự tham gia của Trung Quốc, ví dụ, dự án xây dựng tuyến đường sắt Mombasa-Nairobi. Trung Quốc sẵn sàng đầu tư gần 4 tỷ đô la vào giai đoạn thứ hai của dự án xây dựng mạng lưới đường sắt Đông Phi. Kim ngạch thương mại của Trung Quốc với các nước châu Phi tăng lên hàng năm. Sẽ thật kỳ lạ nếu Việt Nam chậm lại trong việc tiếp cận thị trường hàng hóa và đầu tư châu Phi đầy hứa hẹn, — chuyên gia Nga nhận xét.

Trong cuộc phỏng vấn với "Sputnik-Việt Nam", chuyên gia phân tích Nikolai Shcherbakov từ Trung tâm Nghiên cứu châu Phi thuộc Viện Lịch sử tổng hợp — Viện Hàn lâm khoa học Nga khẳng định rằng, hiện nay các nước châu Phi là vô cùng hấp dẫn đối với các nền kinh tế đang tăng trưởng của châu Á:

Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng ở châu Phi để theo đuổi mục tiêu quân sự-kinh tế?

Ví dụ, Ethiopia đang phát triển nhanh chóng ngành thủy điện. Tôi cho rằng, những kinh nghiệm của Việt Nam về việc xây dựng các cơ sở thủy điện cũng như sự tham gia của các công ty và chuyên gia Việt Nam sẽ là hữu ích trong việc xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện ở nước này. Ngoài ra, dịch vụ hậu cần đóng vai trò quan trọng trong quá trình mở rộng xuất khẩu của Việt Nam, cũng như của bất kỳ xuất khẩu trên quy mô toàn cầu. Khác với Việt Nam và Ai Cập, Ethiopia không có bờ biển, đây là một đất nước với dân số lớn nhất thế giới không có đường biển. Còn bờ biển của Ai Cập trên Biển Đỏ và Địa Trung Hải với rất nhiều cảng biển và cơ sở trung chuyển trải dài hơn hai nghìn cây số. Việt Nam nhận thức rõ rằng, Biển Đỏ và Địa Trung Hải cùng với kênh đào Suez là cửa ngõ cho hàng hoá Việt Nam sang châu Âu, Bắc Phi và Trung Đông.

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik-Vietnam, các chuyên gia Nga đều bày tỏ tin tưởng rằng, chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang tới Ethiopia và Ai Cập là một bước đi chiến lược quan trọng đối với Hà Nội.

Thảo luận