Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng ở châu Phi để theo đuổi mục tiêu quân sự-kinh tế?

© AP PhotoChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 23 tháng 7, lần đầu tiên lãnh đạo tối cao của Trung Quốc đến thăm Rwanda. Trước đó, trong quá trình chuyến công du của ông Tập Cận Bình đến Châu Phi, Senegal đã là quốc gia đầu tiên trên bờ Đại Tây Dương của lục địa này ký kết thỏa thuận về hợp tác với Bắc Kinh theo “Con đường tơ lụa”.

Biểu tượng "Chiếc chìa khóa vàng" của thỏa thuận này được Chủ tịch CHND Trung Hoa Tập Cận Bình long trọng trao cho Tổng thống Senegal Maki Sal.

Ông Tập đến Rwanda trong chuyến thăm cấp Nhà nước. Trung Quốc là một trong những nguồn đầu tư trực tiếp lớn nhất ở Rwanda. Các khoản đầu tư thực tế được đánh giá bằng 352 triệu USD. Phần lớn nguồn lực tài chính được rót vào sản xuất và bất động sản. Trong 12 năm, Rwanda có 61 dự án đầu tư với sự giúp đỡ của  Bắc Kinh. Phát triển hợp tác đầu tư được xem là phần chính của gói 15 văn kiện ký kết trong chuyến thăm quan trọng này.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc tăng cường bành trướng ở Tây Phi

Chuyến thăm của Tập Cận Bình sẽ thúc đẩy quan hệ của Trung Quốc với Rwanda cả trong những lĩnh vực khác như thương mại điện tử, vận tải hàng không dân dụng, theo tuyến các cơ quan thực thi pháp luật và phát triển nguồn nhân lực.

Đến Senegal, ông Tập Cận Bình cam đoan sẽ hỗ trợ sự phát triển của đất nước này, cuộc đấu tranh chống khủng bố và nỗ lực duy trì ổn định xã hội. Các nhà quan sát đã lưu ý đến luận đề trong các tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc  nhấn vào việc xây dựng số phận cộng đồng thống nhất của Trung Quốc và Phi châu. Như nhận xét của hàng loạt phương tiện truyền thông châu Á và phương Tây, luận đề này đã được Bắc Kinh vận dụng từ tháng trước để phô trương ý định tạo lập một liên minh bền vững với các nước đang phát triển trong khi Trung Quốc đang dấn  vào cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ.

CC BY 2.0 / Massimiliano / Jurassic Ruaha ParkTanzania. Rungawa là một trong ba công viên quốc gia của đất nước châu Phi này.
Tanzania. Rungawa là một trong ba công viên quốc gia của đất nước châu Phi này. - Sputnik Việt Nam
Tanzania. Rungawa là một trong ba công viên quốc gia của đất nước châu Phi này.

Đến lượt mình, Tổng thống Senegal, Maki Sal đã gọi Trung Quốc là "một trong những nền kinh tế vĩ đại nhất của kỷ nguyên đương đại".  Tại cuộc họp báo, ông lưu ý rằng Senegal "đánh giá tích cực vai trò của Trung Quốc ở châu Phi". Tuyên bố này đã thành câu trả lời cho những chỉ trích mà phương Tây nhắm vào Trung Quốc, khẳng định rằng châu Phi đang rơi vào vòng lệ thuộc nợ Bắc Kinh.

Chuyên gia Tatyana Deich  từ Viện Nghiên cứu châu Phi nêu nhận xét rằng Trung Quốc có những mục tiêu khác ở châu lục này:

"Từ lúc tan vỡ "liên hệ ngoại giao" với Đài Loan năm 2005, Trung Quốc gửi đến Senegal công nghệ, các thiết bị khác nhau dành cho cơ sở hạ tầng. Nói chung có một nhiệm vụ mục tiêu là đưa Senegal lọt vào số các quốc gia đang lên. Tuy nhiên, Senegal không phải là nước giàu tài nguyên khoáng sản. Và sự tăng cường hợp tác của Trung Quốc ở đất nước này nhấn mạnh rằng Bắc Kinh xây dựng quan hệ với các nước châu Phi không chỉ vì dầu mỏ mà còn vì các khoáng sản khác".

Phụ nữ châu Phi khốn khổ vì thợ Trung Quốc giở trò “quất ngựa truy phong”

Về phần mình, chuyên gia Wang Zhiming của Viện Kinh tế và Thương mại đối ngoại của Trung Quốc, thì nêu ý kiến trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:

"Có sự thừa nhận rộng rãi rằng "Vành đai và con đường" đi qua Âu-Á và mở rộng đến Đông Phi và Bắc Phi, tức là về mặt địa lý, sáng kiến ​​không bao gồm các quốc gia vùngTây Phi. Nhưng bây giờ đã không chỉ giới hạn ở khái niệm địa lý quá khứ, mà còn tính đến ý tưởng và mô hình hợp tác. Đó là sự thông thái của Trung Quốc, đó là dự án về  Trung Quốc tham gia quản lý toàn cầu".

Senegal là cửa ngõ quan trọng vào Tây Phi và là đồng chủ tịch của Liên minh Tây Phi. Sau chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Senegal là quốc gia đầu tiên ở Tây Phi ký kết văn bản hợp tác với Bắc Kinh trong khuôn khổ "Vành đai và Con đường". Việc ký kết văn kiện này tương hợp với lợi ích chung của hai nước, với xu thế chung về hợp tác và phát triển".

Chuyên gia cho rằng hợp tác trong lĩnh vực sức sản xuất và cơ sở hạ tầng là hai phần chính của công trình xây dựng "Vành đai và con đường", cần được thực hiện bằng cách nối kết chiến lược của Trung Quốc và Senegal.

cảng Djibouti - Sputnik Việt Nam
Các nghị sĩ Mỹ điều tra ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Châu Phi

Trong khi đó, bình luận về chuyến thăm châu Phi của ông Tập, giới truyền thông quốc tế chỉ ra rằng Trung Quốc đang vững tin củng cố thế lực ảnh hưởng của mình ở châu Phi. Điều này không chỉ áp dụng với Senegal, mà còn cả với các nước thuộc địa cũ của Pháp như Mali, Niger, Togo, Cote d'Ivoire. Hãng AP lưu ý rằng vị thủ lĩnh Trung Quốc đã đến châu Phi để tìm kiếm những mối liên hệ quân sự-kinh tế sâu xa hơn, trong khi đối thủ của Bắc Kinh là chính quyền Trump dấy lên cuộc chiến thương mại khắc nghiệt lại không mấy quan tâm đến lục địa đông dân thứ hai của thế giới. Đáng chú ý là sau khi Trung Quốc vượt mặt Hoa Kỳ về doanh số bán vũ khí ở châu Phi, trong tháng này, Trung Quốc đã tiếp hàng chục quan chức quân sự châu Phi tại Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc — châu Phi lần thứ I, — hãng thông tấn nhận xét.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала